Lời giải Bài 4 Đề thi thử lên lớp 10 môn toán lần 1 năm 2017 của Trường THPT chuyên Vinh

Bài Làm:

Lời giải  bài 4 :

Đề bài :

Cho đường tròn (O) và dây BC cố định không qua tâm, điểm A chuyển động trên cung lớn BC sao cho tam giác ABC nhọn. Đường cao BE và CF của tam giác ABC cắt nhau tại H và cắt (O) lần lượt tại M và N.

a) Chứng minh tứ giác BCEF nội tiếp và MN // FE.

b) Vẽ đường cao AD của tam giác ABC. Chứng minh H là tâm đường tròn nội tếp tam giác DEF.

c) Đường thẳng qua A và vuông góc với EF luôn đi qua một điểm cố định.

Hướng dẫn giải chi tiết :

 

a.  Ta có : $\widehat{B_{1}}=\widehat{EFH}$   ( do 2 góc nội tiếp cùng chắn cung EC )

Xét đường tròn (O) có :  $\widehat{B_{1}}=\widehat{N_{1}}$  (2 góc nội tiếp cùng chắn cung MC)

=>  $\widehat{EFH}=\widehat{N_{1}}$  mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên MN // EF (đpcm)  .

Vậy tứ giác BCEF  nội tiếp và MN // EF .

b.  Vì tứ giác BCEF nội tiếp =>  $\widehat{HBF}=\widehat{HCE}$  (2 góc nội tiếp cùng chắn cung EF)              (1)

Xét tứ giác BDHF có :  $\widehat{BDH}+\widehat{BFH}=180^{\circ}$

=>  Tứ giác BDHF nội tiếp ( tứ giác có tổng hai góc đối bằng $180$^{\circ} ) .

=>  $\widehat{HBF}=\widehat{HDF}$   ( 2 góc nội tiếp cùng chắn cung FH )                                                            (2)

Chứng minh tương tự : tứ giác DCEH nội tiếp .

=>  $\widehat{HDE}=\widehat{HCE}$    ( 2 góc nội tiếp cùng chắn cung EH )                                                           (3)

Từ (1) , (2) và (3)  =>  $\widehat{HDF}=\widehat{HDE}$ => DH là phân giác của $\widehat{FDE}$   (*)

Tương tự :  EH là phân giác của $\widehat{DEF}$ .

                    FH là phân giác của $\widehat{DFE}$ .                                                                                                 (**)

Từ (*) và (**) => H là tâm đường tròn nội tiếp $\triangle DEF$   (đpcm)  .

c.  Qua A kẻ đường kính AK , kẻ tiếp tuyến Ax với đường tròn (O) .

=>   $AO\perp Ax$ .

Ta có : $\widehat{xAB}=\widehat{ACB}$  ( góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung  cùng chắn cung AB )       (4)

Vì tứ giác BCEF nội tiếp =>  $\widehat{AEF}=\widehat{ACB}$ ( cùng bù $\widehat{BFE}$ )                                                        (5)

Từ (4) và (5)  =>   $\widehat{xAB}=\widehat{AFE}$ .

Mà hai góc này ở vị trí so le trong của hai đường thẳng Ax và EF cắt AB  =>   Ax //EF .

Mặt khác , ta có : $Ax\perp OA=> OA\perp EF$  , và ( O ) cố định ( theo gt ) .

Vậy đường thẳng qua A và vuông góc với EF luôn đi qua một điểm cố định là điểm O    (đpcm) .

Xem thêm các bài Đề thi lên 10 chuyên Toán, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi lên 10 chuyên Toán chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.