Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa: Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông cửu Long.

Câu 5: Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa:

-Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

- Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông cửu Long.

Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Bài Làm:

Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

 

Chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

 

 Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa ĐBSH và ĐBSCL:

Đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng Sông Cửu Long

Có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

 

chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

=> Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Câu 1: Dựa vào bảng 25.1 (SGK trang 107), đối chiếu với bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy trình bày các đặc điểm chủ yếu của một vùng nông nghiệp (ví dụ vùng Đồng bằng sông Hồng).

Xem lời giải

Câu 2: Đọc bảng 25.2 (SGK trang 109), theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; xu hướng thay đổi trong sản xuất các sản phẩm này.

Xem lời giải

Câu 3: Quan sát hình 25 (trang 111 SGK) và dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem lời giải

Câu 4: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.

Xem lời giải

Câu 6: Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn?

Xem lời giải

Câu hỏi: Vì sao cây công nghiệp lâu năm đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp của nước ta?

Xem lời giải

Câu hỏi: Tại sao lại phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Địa lí 12, hay khác:

Để học tốt Địa lí 12, loạt bài giải bài tập Địa lí 12 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12

ĐỊA LÍ KINH TẾ LỚP 12

 

TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 12

MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP MÔN ĐỊA LỚP 12

TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.