Giáo án PTNL bài 29: Cấu trúc các loại virut

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 29: Cấu trúc các loại virut. Bài học nằm trong chương trình sinh học 10. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Chương 3: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Học sinh phải mô tả được hình thái, cấu tạo chung của virut.
- Nêu được 3 đặc điểm của virut.
- Trình bày được quá trình nhân lên của virut.
- Nêu được đặc điểm của virut HIV, các con đường lây truyền bệnh và biện pháp phòng ngừa.
2. Kỹ năng
- Nhận dạng được các loại virut khác nhau trong tự nhiên.
- Biết được nguyên nhân và giải thích được các bệnh truyền nhiễm do virut gây nên.
3. Thái độ: Có thái độ tốt đối với người bị nhiễm HIV, tham gia tuyên truyền cho mọi người hiểu tác hại và cách phòng ngừa bệnh HIV.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2. Kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh vẽ phóng to các hình 29.1, 29.2, 29.3 trong SGK.
- Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.
- Soạn giảng trên powerpoint, phong màng và projector.
2. Học sinh
- Chuẩn bị phiếu học tập của nhóm.
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về hình thái, cấu trúc của các loại virut. Các bệnh do virut gây nên.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu ảnh hưởng của các yếu tố lý học (hoá học) lên sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
3. Hoạt động dạy và học
Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu :
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: trò chơi, gợi mở..
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Giáo viên giảng thêm cho HS một số thông tin về tầm quan trọng, vai trò cũng như mối nguy hiểm của virut đối với con người hay nền kinh tế quốc dân.
ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu :
- Học sinh phải mô tả được hình thái, cấu tạo chung của virut.
- Nêu được 3 đặc điểm của virut.
- Trình bày được quá trình nhân lên của virut.
- Nêu được đặc điểm của virut HIV, các con đường lây truyền bệnh và biện pháp phòng ngừa.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
HOẠT ĐỘNG I
GV treo hình 29.1, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi: Quan sát hình, mô tả cấu tạo của virut trần và virut có vỏ ngoài. So sánh điểm khác nhau về cấu tạo của loại virut này ? Vai trò của vỏ ngoài ?
GV đánh giá, kết luận.

GV treo hình 29.2, nêu câu hỏi, yêu cầu HS quan sát hình và nghiên cứu SGK trả lời.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm cấu tạo của các loại cấu trúc của virut ?
GV đánh giá, kết luận.
HOẠT ĐỘNG 2
GV treo hình 29.3, mô tả thí nghiệm. Sau đó yêu cầu HS thảo luận nhanh và trả lời các câu lệnh ở trang 117.
? Giải thích tại sao virut phân lập được không phải là virut chủng B ?

GV nêu câu hỏi: Từ nội dung bài vừa học, hãy rút ra các đặc điểm cơ bản của virut ?
GV gọi HS trả lời, gọi HS khác bổ sung.
GV nhận xét, kết luận.

HS quan sát hình, nghe câu hỏi và tiến hành phân tích, so sánh rồi rút ra kết luận.

HS khác bổ sung.

HS nghe câu hỏi, quan sát hình và nghiên cứu SGK trả lời.

HS khác nhận xét, bổ sung.

HS nghe GV mô tả thí nghiệm, quan sát hình và tiến hành thảo luận, rút ra kết luận, trả lời.

HS nghe câu hỏi, vận dụng kiến thức vừa học trả lời.
I. Cấu tạo :
Gồm 2 thành phần cơ bản :
- Lõi : là axit nuclêic (ADN hoặc ARN)
- Vỏ : prôtêin bao bọc bên ngoài (còn gọi là capsit, được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme).
* Nuclêôcapsit :phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit.
II. Hình thái :
Hạt virut có 3 loại cấu trúc
+ Cấu trúc xoắn : capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
Ví dụ : virut khảm, virut cúm
+ Cấu trúc khối : capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện.
Ví dụ : virut bại liệt
+ Cấu trúc hỗn hợp : như phagơ có cấu trúc gồm dạng khối và dạng xoắn.
*Thí nghiệm của Franken và Conrat:
Hai chủng virut A và B gây bệnh trên cây thuốc lá.
+ B1 : Tách lõi ARN khỏi vỏ prôtêin của 2 chủng virut A và B.
+ B2 : axit nuclêic A + vỏ prôtêin B → virut lai. Tiêm virut lai vào cây thuốc lá → cây nhiễm bệnh.
+ B3 : phân lập lá cây bệnh, thu được virut chủng A.
* Đặc điểm cơ bản của virut :
- Kích thước siêu nhỏ, phải quan sát dưới kính hiển vi điện tử.
- Cấu tạo đơn giản: gồm vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic (chỉ chứa một loại: ADN hoặc ARN).
- Kí sinh nội bào bắt buộc.

C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của virut?
A. Virut đã có cấu trúc tế bào
B. Virut chưa có cấu trúc tế bào
C. Virut chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic
D. Cả B và C
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 2: Hệ gen của virut là
A. ADN hoặc ARN
B. ADN, ARN, protein
C. ARN, protein
D. Nucleocapsit
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 3: Capsome là
A. Vỏ capsit được cấu tạo từ các phân tử protein
B. Các phân tử axit nucleic
C. Vỏ bọc ngoài virut
D. Nucleocapsit
Đáp án: A
Câu 4: Vỏ ngoài của virut là
A. Vỏ capsit
B. Các gai glicoprotein
C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit
D. Nucleocapsit
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 5: Virut trần là virut không có
A. Vỏ capsit
B. Vỏ ngoài
C. Các gai glicoprotein
D. Cả B và C
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
D. VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Sử dụng các câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Ba đặc điểm cơ bản của virut là: Có kích thước siêu nhỏ, có cấu tạo đơn giản và sống ký sinh nội bào bắt buộc.
- Tại sao nói virut là dạng ký sinh nội bào bắt buộc?
- Trên da luôn có các tế bào chết HIV bám lên da có lây nhiễm được không? (không). Trường hợp nào có thể lây được? (khi da bị thương)
- Virut lai có dạng lõi của chủng B còn vỏ vừa A và B xen nhau. Nhiễm và phân lập sẽ được virut chủng B vì mọi tính trạng của virut là do hệ gen của virut quyết định. (câu 3 trong SGK).

E. MỞ RỘNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Tìm hiểu thêm các bệnh do virut gây nên đã xuất hiện ở địa phương em trong thời gian qua.
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về cơ chế nhân lên của virut trong tế bào vật chủ và virut HIV.AIDS.
- Hoàn thành phiếu học tập sau: Nêu đặc điểm các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut?
Giai đoạn Đặc điểm
Hấp phụ
Xâm nhập
Sinh tổng hợp
Lắp ráp
Phóng thích

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 10, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập