Phần ba SINH HỌC VI SINH VẬT
Chương I: CHUYỂN HOÁVẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS nắm được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật và môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.
- Học sinh phải trình bày được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa theo nguồn cácbon và năng lượng .
- Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật.
- Nêu được 3 loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.
2. Kĩ năng:
HS phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật.
3. Giáo dục:
cho học sinh ứng dụng kiến thức đã học vào trong đời sống hàng ngày.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2. Kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
- Tranh các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu khái niệm về chuyển hoá vật chất và năng lượng.
3. Giảng bài mới:
Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu :
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: trò chơi, gợi mở..
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
GV giới thiệu mục tiêu chương, bài học
ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu :
HS nắm được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật và môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.
- Học sinh phải trình bày được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa theo nguồn cácbon và năng lượng .
- Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật.
- Nêu được 3 loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
I. hoạt động I:
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.
? Vi sinh vật là gì ?
GV nhận xét, kết luận.
GV chia nhóm HS, phát phiếu học tập, nêu yêu cầu và quan sát HS thực hiện.
Câu hỏi : Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy cơ bản ?
GV nhận xét, kết luận.
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS tham khảo SGK trả lời.
? Người ta dựa vào tiêu chuẩn nào để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở VSV ?GV đánh giá, kết luận.
GV đánh giá, kết luận.
HS lắng nghe câu hỏi, tham khảo SGK trả lời.
HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nhận phiếu học tập, tiến hành thảo luận để hoàn thành.
HS nghe câu hỏi, độc lập nghiên cứu SGK, trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung.
HS nghe câu hỏi, tiến hành làm theo.
HS khác nhận xét, bổ sung. I. Khái niệm vi sinh vật :
Vi sinh vật là các cơ thể đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào có kích thước hiển vi.
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng:
1. Các loại môi trường cơ bản :
- Môi trường dùng các chất tự nhiên.
- Môi trường bán tổng hợp: gồm những chất tự nhiên và những chất hóa học.
- Môi trường tổng hợp: gồm những chất đã biết thành phần và số lượng.
2. Các kiểu dinh dưỡng :
chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu :
- VSV quang tự dưỡng.
- VSV hóa tự dưỡng.
- VSV quang dị dưỡng.
- VSV hóa dị dưỡng.
III. Hô hấp và lên men :
1. Hô hấp :
2. Lên men :
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 2: Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phân hóa học và khối lượng của từng thành phần đó được gọi là
A. môi trường nhân tạo
B. môi trường dùng chất tự nhiên
C. môi trường tổng hợp
D. môi trường bán tổng hợp
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 3: Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng là cacbon, người ta chia các vi sinh vật quang dưỡng thành 2 loại là
A. Quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
B. Vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng
C. Quang dưỡng và hóa dưỡng
D. Vi sinh vật quang dưỡng và vi sinh vật hóa dương
Đáp án: B
Câu 4: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?
A. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, cơm,… là môi trường bán tổng hợp
B. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, bánh mì,… là môi trường tự nhiên
C. Môi trường gồm nước thịt, gan, glucozo là môi trường bán tổng hợp
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 5: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm
A. Nguồn năng lượng và khí CO2
B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng
C. Ánh sáng và nhiệt độ
D. Ánh sáng và nguồn cacbon
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
D. VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4 - 1,5; KH2PO4 - 1,0; MgSO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; NaCl - 5,0
a) Môi trường trên là loại môi trường gì?
b) Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?
c) Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi sinh vật này là gì?
Lời giải:
a) Môi trường trên là môi trường tổng hợp, chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.
b) Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng.
c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng của vi sinh vật này là ánh sáng, còn nguồn nitơ của nó là phôtphat amôn.
E. MỞ RỘNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Hãy lấy ví dụ về vi sinh vật cho từng loại hô hấp mà em biết.
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Phân biệt hô hấp hiếu khí, kỵ khí và lên men?