Bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh phải nêu được đặc điểm của 1 số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật.
2. Kĩ năng
- Nêu được 1 số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yểu tố hoá học và vật lý để khống chế vi sinh vật có hại.
3. Thái độ
cho học sinh ứng dụng kiến thức đã học vào trong đời sống hàng ngày.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2. Kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ hình 16.1, 26.2 và 26.3 SGK. Hình trang 111 SGV
- Bảng so sánh 1 số tính chất của bào tử vi khuẩn.
- Tranh vẽ phóng bảng trang 106 SGK.Tranh,tư liệu nói về các chất hoá học là chất dinh dưỡng, nhân tố sinh trưởng và là chất ức chế vi sinh vật.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?
3. Giảng bài mới:
Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu :
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: trò chơi, gợi mở..
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh ?
Trong không khí có rất nhiều bào tử vi sinh vật và cả các vi sinh vật. Sau khi ăn, các thức ăn thừa phần lớn đã bị nhiễm các vi sinh vật, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn.
ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu :
- Học sinh phải nêu được đặc điểm của 1 số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.
? Chất dinh dưỡng là gì ? Chất dinh dưỡng có những loại nào ?
? Nhân tố sinh trưởng là gì ?
GV diễn giảng khái niệm nhân tố sinh trưởng, yêu cầu HS phân biệt VSV nguyên dưỡng và VSV khuyết dưỡng.
? Có thể sử dụng VK E. coli triptôphan để kiểm tra thực phẩm chứa triptôphan hay không ? Giải thích ?
GV đánh giá, kết luận.
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
? Hãy kể tên một số chất diệt khuẩn được sử dụng trong gia đình, bệnh viện và trường học ?
GV yêu cầu HS về nhà kẻ bảng trang 106 vào tập.
GV chia nhóm HS, nêu yêu cầu công việc, phát phiếu học tập cho HS.
GV quan sát HS thực hiện.
GV yêu cầu các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng, phân tích và yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
GV đánh giá, kết luận.
HS nghe câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS khác bổ sung.
HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận nhanh trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung.
HS nghe câu hỏi, dựa vào hiểu biết của cá nhân trả lời.
HS nghi nhận yêu cầu của GV, thực hiện.
HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nghe yêu cầu công việc, nhận phiếu học tập và tiến hành thảo luận, kết luận và cử đại diện trình bày.
Yếu tố
Ảnh hưởng Ứng dụng
Nhiệt
độ Tốc độ các phản ứng sinh hoá trong TB. + Nhiệt độ cao: thanh trùng.
+ Nhiệt độ thấp kìm hãm sinh trưởng
Độ ẩm Dung môi, tham gia các phản ứng thuỷ phân. Nước dùng để khống chế sinh trường của VSV.
pH Tính thấm qua màng, chuyển hoá và hoạt động của enzim,... Tạo môi trường nuôi cấy thích hợp,…
Ánh sáng Sự hình thành bào tử, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. Tiêu diệt hoặc ức chế sinh trưởng của VSV.
Áp suất thẩm thấu Gây co nguyên sinh làm VSV không phân chia được. Bảo quản thực phẩm.
HS dán kết quả theo yêu cầu của GV.
Các nhóm nghe GV phân tích, bổ sung. I. Chất hóa học :
1. Chất dinh dưỡng :
Chất dinh dưỡng: những chất giúp VSV đồng hoá, tăng sinh khối hoặc thu sinh khối, cân bằng ASTT, hoạt hoá axit amin,…gồm:
+ Chất hữu cơ : cacbohiđrat, prôtêin, lipit,…
+ Chất vô cơ : Zn, Mn, Mo,…
Nhân tố sinh trưởng : là chất hữu cơ như : axit amin, vitamin…hàm lượng ít và rất cần cho sự sinh trưởng nhưng VSV không thể tự tổng hợp từ chất vô cơ.
* VSV tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng gọi là VSV nguyên dưỡng.
* VSV không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng gọi là VSV khuyết dưỡng.
2. Chất ức chế sự sinh trưởng :
Những chất diệt khuẩn thường dùng trong gia đình, bệnh viện và trường học : thuốc tím, cồn, nước Javen,…
II. Các yếu tố lí học :
1. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
- Dựa vào khả năng chịu nhiệt, VSV được chia thành 4 nhóm : VSV ưa lạnh, VSV ưa ấm, VSV ưa nhiệt, VSV ưa siêu nhiệt.
- Ứng dụng :
+ Nhiệt độ cao : thanh trùng.
+ Nhiệt độ thấp : kìm hãm sự sinh trưởng của VSV.
2. Độ ẩm :
- Nước là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào các quá trình thủy phân.
- Vi khuẩn cần độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi ít nước hơn, nấm sợi cần độ ẩm thấp.
- Ứng dụng : sử dụng độ ẩm thích hợp để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm VSV, tránh thiệt hại do VSV gây ra.
3. pH :
- Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa, hoạt tính enzim, hình thành ATP,…
- Gồm : VSV ưa axit, VSV ưa kiềm, VSV ưa trung tính.
- Ứng dụng: dùng pH thích hợp để khống chế sự sinh trưởng của VSV và tạo môi trường nuôi cấy thích hợp.
4. Ánh sáng :
- Có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố,…
- Vi khuẩn quang dưỡng cần năng lượng ánh sáng để quang hợp.
- Ứng dụng : dùng bức xạ AS để tiêu diệt hoặc ức chế VSV.
5. Áp suất thẩm thấu :
- ASTT : sự chênh lệch nồng độ của 1 chất bên trong và ngoài màng.
- Ảnh hưởng: gây co nguyên sinh làm VSV không phân chia được.
- Ứng dụng: sử dụng môi trường có nồng độ thích hợp để khống chế sự sinh trưởng của VSV có hại.
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 2: Vi sinh vật khuyết dưỡng
A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng
B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng
C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng
D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 3: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình
A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein
B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein
C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim
D. Phân giải protein hoặc tổng hợp protein
Đáp án: C
Câu 4: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
A. Protein, vitamin
B. Axit amin, polisaccarit
C. Lipit, chất khoáng
D. Vitamin, axit amin
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 5: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là
A. Chất ức chế sinh trưởng
B. Nhân tố sinh trưởng
C. Chất dinh dưỡng
D. Chất hoạt hóa enzim
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
D. VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Câu 3 là do không diệt khuẩn đúng quy trình các nội bào tử mọc mầm phát triển phân giải các chất thải ra CO2 và các chất khí khác làm hộp thịt bị phồng lên.
- Lập bảng so sánh 1 số tính chất của các loại bào tử ở vi khuẩn
Đặc điểm Bào tử không sinh sản
(nội bào tử) Bào tử sinh sản
Ngoại bào tử Bào tử đốt
Vỏ dày + - -
Hợp chất canxiđipicôlinat + - -
Chịu nhiệt,chịu hạn Rất cao Thấp Thấp
Các loại bào tử sinh sản - + +
Sự hình thành bào tử Khi môi trường bất lợi cho vi khuẩn Bên ngoài tế bào vi khuẩn Do sự phân đốt của sợi xạ khuẩn
E. MỞ RỘNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
- Khi rửa rau sống xong ngâm vào nước muối loãng sát trùng?
- Tại sao người ta thường rửa vết thương bằng nước ôxy già?
- Tại sao với mỗi bệnh nhiễm khuẩn người ta lại phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau?( Các thuốc kháng sinh diệt khuẩn có tính chọn lọc nếu không sử dụng đúng kháng thuốc.
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
Đọc kĩ nội dung của bài
Chuẩn bị bài tiếp theo