Bài tập & Lời giải
BÀI TẬP
9.1. Gieo một con xúc xắc liên tiếp hai lần.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện lớn hơn hay bằng 8”. Biến cố A và $\overline{A}$ là các tập con nào của không gian mẫu?
Xem lời giải
9.2. Gieo một con xúc xắc đồng thời rút ngẫu nhiên một thẻ từ một hộp chứa 4 thẻ A, B, C, D.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Xét các biến cố sau:
E: “Con xúc xắc xuất hiện mặt 6”;
F: “Rút được thẻ A hoặc con xúc xắc xuất hiện mặt 5”.
Các biến cố E, $\overline{E}$ , F và $\overline{F}$ là các tập con nào của không gian mẫu?
Xem lời giải
9.3. Hai túi I và II chứa các tấm thẻ được đánh số. Túi I: {1; 2; 3; 4}, túi II: {1; 2; 3; 4; 5}.
Rút ngẫu nhiên từ mỗi túi I và II một tấm thẻ.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Xét các biến cố sau:
A: “Hai số trên hai tấm thẻ bằng nhau”;
B: “Hai số trên hai tấm thẻ chênh nhau 2”;
C: “Hai số trên hai tấm thẻ chênh nhau lớn hơn hay bằng 2”.
Các biến cố $A,\overline{A},B,\overline{B},C,\overline{C}$ là các tập con nào của không gian mẫu?
Xem lời giải
9.4. Gieo một đồng xu và một con xúc xắc đồng thời. Tính xác suất của biến cố A: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp hoặc con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”.
Xem lời giải
9.5. Có hai hộp I và II. Hộp thứ nhất chứa 12 tấm thẻ vàng đánh số từ 1 đến 12. Hộp thứ hai chứa 6 tấm thẻ đỏ đánh số từ 1 đến 6. Rút ngẫu nhiên từ mỗi hộp một tấm thẻ. Tính xác suất của các biến cố:
a) A: “Cả hai tấm thẻ đều mang số 5”.
b) B: “Tổng hai số trên hai tấm thẻ bằng 6”.
Xem lời giải
9.6. Có ba chiếc hộp. Hộp thứ nhất chứa 5 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 5. Hộp thứ hai chứa 6 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 6. Hộp thứ ba chứa 7 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 7. Từ mỗi hộp rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Tính xác suất để tổng ba số ghi trên ba tấm thẻ bằng 15.