9.4. Gieo một đồng xu và một con xúc xắc đồng thời. Tính xác suất của biến cố A: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp hoặc con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”.
Bài Làm:
Gieo một đồng xu 1 lần ta thu được kết quả bất kì thuộc tập hợp: {sấp; ngửa}.
Gieo một con xúc xắc 1 lần ta thu được kết quả bất kì thuộc tập hợp: {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Do đó, không gian mẫu là:
Ω = {(sấp, 1); (sấp, 2); (sấp, 3); (sấp, 4); (sấp, 5); (sấp, 6); (ngửa, 1); (ngửa, 2); (ngửa, 3); (ngửa, 4); (ngửa, 5); (ngửa, 6)}.
Số phần tử của Ω là: n(Ω) = 12.
Xét biến cố A: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp hoặc con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”.
A1: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp”. Ta có: A1 = {(sấp, 1); (sấp, 2); (sấp, 3); (sấp, 4); (sấp, 5); (sấp, 6)}.
A2: “Con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”. Ta có: A2 = {(sấp, 5); (ngửa, 5)}.
Do đó, ta có:
A = A1 ∪ A2 = {(ngửa, 5); (sấp, 1); (sấp, 2); (sấp, 3); (sấp, 4); (sấp, 5); (sấp, 6)}.
Số phần tử của A là: n(A) = 7.
Do đó, xác suất của biến cố A là: $P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega )}=\frac{7}{12}\approx 0.583$