C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 79 toán VNEN 9 tập 2
Vẽ đường tròn tâm O bán kính R = 3 cm.
a) Nêu cách vẽ cung AB có số đo bằng $60^\circ$. Cho biết độ dài đoạn AB.
(Gợi ý: Vẽ tam giác đều cạnh R)
b) Nêu cách vẽ cung MN có số đo bằng $90^\circ$. Cho biết độ dài đoạn MN.
(Gợi ý vẽ tam giác vuông cân hai cạnh góc vuông bằng R, đỉnh góc vuông là tâm đường tròn).
c) Nêu cách vẽ cung RS có số đo bằng $30^\circ$.
(Gợi ý: Có nhiều cách vẽ, chẳng hạn, do $30^\circ =90^\circ - 60^\circ$ nên từ cách vẽ ở ý a) và b) ta suy ra cách vẽ ở ý c)).
Bài Làm:
a) Vẽ tam giác OAB đều cạnh R (A, B nằm trên đường tròn):
Bước 1: Vẽ bán kính OA bất kì.
Bước 2: Dùng thước đo góc xác định góc $\widehat{AOB} = 60^\circ$ (B nằm trên đường tròn)
Bước 3: Nối AB, ta được tam giác ABO đều. (tam giác cân có một góc bằng $60^\circ$
Chứng minh sđ AB = $60^\circ$:
Theo cách vẽ $\bigtriangleup ABO$ là tam giác đều $\Rightarrow \widehat{AOB} = 60^\circ$
$\Rightarrow $ sđ AB = $\widehat{AOB} = 60^\circ$
b) Vẽ tam giác vuông cân MON tại O:
Bước 1: Vẽ bán kính OM bất kì.
Bước 2: Vẽ $\widehat{MON} = 90^\circ$.
Tương tự, ta cũng suy ra được sđ MN = $90^\circ$
c) Vẽ tam giác ORS cân tại O,$\widehat{ROS} = 30^\circ$
Bước 1: Vẽ bán kính OR bất kì.
Bước 2: Dùng thước đo góc, vẽ góc $\widehat{ROS} = 30^\circ$
Tương tự trên, ta có thể suy ra sđ RS = $30^\circ$.