Bài Làm:
1. a) Tác giả chú ý đến lá bàng khi miêu tả cây bàng.
b) Tác giả quan sát cây bàng bằng giác quan thị giác là chủ yếu. Tác giả quan sát lá bàng rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú. Cụ thể:
- Vào cuối mùa đông: lá bàng từ màu lục già sang màu vàng, dừng lại vài ba ngày trên màu đỏ trước khi rụng.
- Vào giữa cuộc chuyển mình: lá bàng "cùng lúc xen lẫn lục vàng và đỏ nồng nhiệt chất sơn dầu trong gam màu của Van Gogh"
-Trước sau rồi cây bàng cũng tới kì lá đỏ, đỏ lộng lẫy không sót lại chiếc lá xanh nào cả. Trong không gian rộng, những cây bàng cổ thụ cao ngất nổi bật trên nền trời với những tầng lá đỏ rực và ướt đẫm
- Sau một cuộc hồi sinh "ộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể là đêm qua có ai đó đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn rất giống những chiếc tai thỏ" ; "lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt mưng giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vết hoa hồng thẫm"
2. Tham khảo:
- Cây vải thiều được ông em trồng cách đây ba chục năm rồi.
- Nhìn từ xa, cây trông như một chiếc mâm xôi với hai màu xanh, đỏ của lá và quả.
- Quả vải thiều đã chín đỏ tươi. Vì thế, mấy hôm nay, chim tu hú kêu nhiều.
- Quả mọc thành từng chùm, to hơn cái chén hạt mít một chút. Vỏ của nó có màu đỏ, hơi có gai gồ ghề.
- Quả rất mọng nước, ăn vào ngọt lịm. Cùi vải dày, màu trắng ngà. Hột màu đen, chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út.
- Do cây vải trồng đã lâu năm nên bóng cây rợp một khoảng lớn trong vườn. Gốc vải to, sần sùi. Cánh lá tỏa rộng ra xung quanh.
- Bên cạnh cây vải là ao thả cá của ông bà em, thỉnh thoảng mọi người đến chơi thường ngồi dưới bóng cây vải hóng mát và câu cá.