1.a) Gạch dưới câu có chứa dấu gạch ngang trong đoạn trích sau:
Một hôm, cô bé Chấm - đứa cháu được ông cưng chiều nhất - hỏi ông ngoại:
- Ông ơi, ông thích mùi hoa gì nhất?
Ông cười:
- Hoa bưởi, hoa đại, hoa cau, hoa nào cũng thơm dễ chịu ...
Nghĩ một lát, Chấm nói:
- Ông ơi, cháu thích nhất mùi hoa nguyệt quế, thơm dịu, thơm xa và thơm lâu. Cháu ngồi học bài cũng thấy thơm, ông ạ.
(Theo Vũ Tú Nam)
b) Ghi tác dụng của từng dấu gạch ngang vào chỗ trống:
- Dấu gạch ngang thứ nhất (đặt trước và sau phần chú thích ở câu đầu) có tác dụng ...............................................
- Các dấu gạch ngang còn lại có tác dụng: ..................................................................................................................
2. Đặt dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
Ông tôi gọi:
Ly ơi, con vẹt đang ở phòng khách đây này!
Tôi theo ông vào phòng, thấy con vẹt như một cục bông xanh đang lụi cụi chạy bộ, núp vào dưới gầm ghế. Ông tôi bảo: Nó không bay được cháu ạ. Nhà nào nuôi nó đã cắt cụt lông cánh nó rồi.
Tự nhiên tôi thấy thương vẹt quá. Tôi hỏi ông:
Ông ơi, mình nuôi nó, lông cánh nó có mọc lại không ạ?
Ông gật đầu:
Có chứ, nhưng phải lâu lâu đấy!
Nó ăn gì hả ông?
Ở rừng, nó sống với cả đàn, rất thích ăn hạt dẻ và các loại hạt rừng, quả rừng. Ta nuôi nó, cho ăn ngô, ăn thóc.
(Theo Vũ Tú Nam)
3. Nối từ ngữ nêu công dụng của dấu gạch ngang ở cột A với ví dụ tương ứng ở cột B.
TT |
A |
|
B |
1 |
Đánh dấu chỗ bắt đầu lời đối thoại |
Bạn Hoàng - tổ trưởng tổ 1 – đứng dậy nói: |
|
2 |
Đánh dấu phần chú thích trong câu |
Nội dung thi đua “Hai tốt” trong nhà trường gồm -Dạy thật tốt -Học thật tốt |
|
3 |
Đánh dấu các ý liệt kê |
Hôm nào cậu về quê thăm ông bà? -Ngày mai |