Giải bài tập 4.12 trang 51 SBT toán 10 tập 1 kết nối

Bài tập 4.12. Trên mặt phẳng, chất điểm A chịu tác dụng của ba lực $\overrightarrow{F_{1}}$, $\overrightarrow{F_{2}}$, $\overrightarrow{F_{3}}$ và ở trạng thái cân bằng. Góc giữa hai vectơ $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$ bằng $60^{o}$. Tính độ lớn của $\overrightarrow{F_{3}}$, biết |$\overrightarrow{F_{1}}$| = |$\overrightarrow{F_{1}}$ = $2\sqrt{3}$N.

Bài Làm:

Trả lời:

Giải bài tập 4.12 trang 51 SBT toán 10 tập 1 kết nối

Ta sử dụng các vectơ $\overrightarrow{AB}$, $\overrightarrow{AC}$, $\overrightarrow{AD}$ làn lượt biểu thị cho các lực $\overrightarrow{F_{1}}$, $\overrightarrow{F_{2}}$, $\overrightarrow{F_{3}}$ và vectơ $\overrightarrow{AE}$ để biểu thị cho hợp lực $\overrightarrow{F}$ của hai lực $\overrightarrow{F_{1}}$ và $\overrightarrow{F_{2}}$

Khi đó, tứ giác BACE là một hình bình hành.

Do AB = AC = $2\sqrt{3}$ và $\widehat{BAC} = 60^{o}$ nên BACE là một hình thoi và tam giác ABC là một tam giác đều.

Do đó AE = $2.\frac{AB\sqrt{3}}{2} = 6$

Do A ở vị trí cân bằng nên hai lực $\overrightarrow{F}$ và $\overrightarrow{F_{3}}$ có cùng cường độ và ngược hướng. tức là các vectơ $\overrightarrow{AD}$ và  $\overrightarrow{DE}$ đối nhau.

Bởi vậy, cường độ của lực $\overrightarrow{F_{3}}$ bằng |$\overrightarrow{F_{3}}$| = |$\overrightarrow{F}$|= AE = 6 (N).

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT toán 10 kết nối bài 8 Tổng và hiệu của 2 vectơ

Bài tập 4.7. Cho hai vectơ $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ không cùng phương. Chứng minh rằng

$|\overrightarrow{a}| - |\overrightarrow{b}| < |\overrightarrow{a} + \overrightarrow{b}| < |\overrightarrow{a}| + |\overrightarrow{b}|$

Xem lời giải

Bài tập 4.8. Cho hình bình hành ABCD tâm O. M là một điểm tuỳ ý thuộc cạnh BC, khác B và C. MO cắt cạnh AD tại N.

a) Chứng minh rằng O là trung điểm MN.

b) Gọi G là trọng tâm tam giác BCD. Chứng minh rằng G cũng là trọng tâm tam giác MNC.

Xem lời giải

Bài tập 4.9. Cho tứ giác ABCD.

a) Chứng minh rằng $\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{BC} + \overrightarrow{CD} + \overrightarrow{DA} = \overrightarrow{0}$.

b) Chứng minh rằng $\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{BC} = \overrightarrow{CD} + \overrightarrow{DA}$.

Xem lời giải

Bài tập 4.10. Cho tam giác ABC. Gọi D, E, F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB.

a) Xác định vectơ $\overrightarrow{AF} - \overrightarrow{BD}  + \overrightarrow{CE}$.

b) Xác định điểm M thoà mãn $\overrightarrow{AF} - \overrightarrow{BD}  + \overrightarrow{CE} = \overrightarrow{MA}$.

c) Chứng minh rằng $\overrightarrow{MC} = \overrightarrow{AB}$.

Xem lời giải

Bài tập 4.11. Trên Hình 4.7 biểu diễn ba lực $\overrightarrow{F_{1}}$, $\overrightarrow{F_{2}}$, $\overrightarrow{F_{3}}$ cùng tác động vào một vật ở vị trí cân bằng A. Cho biết |$\overrightarrow{F_{1}}$| = 30N, |$\overrightarrow{F_{2}}$| = 40N. Tính cường độ của lực $\overrightarrow{F_{3}}$.

Giải bài tập 4.11 trang 51 SBT toán 10 tập 1 kết nối

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT toán 10 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT toán 10 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập