Dựa vào hình 2.3 và ví dụ 3, hãy thiết kế thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến chiều cao cây đậu tương ngoài thực địa.

3. Phương pháp thực nghiệm khoa học

Vận dụng 2. Dựa vào hình 2.3 và ví dụ 3, hãy thiết kế thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến chiều cao cây đậu tương ngoài thực địa.

Bài Làm:

 Thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến chiều cao cây đậu tương ngoài thực địa.

- Bước 1: Thiết kế mô hình thực nghiệm, chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm

  • Thiết kế mô hình thực nghiệm:

+ Chia đất thành 3 lô, mỗi lô gieo 50 cây đậu tương với chất lượng như nhau.

+ Chuẩn bị dụng cụ: dụng cụ làm đất, dụng cụ tưới nước, thiết bị chụp ảnh.

+ Mẫu vật: 150 cây đậu tương với chiều cao và chất lượng như nhau.

- Bước 2: Tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm

  • Tiến hành thí nghiệm:

- Chia đều 150 cây đậu tương và trồng vào 3 lô đất với chất lượng đất như nhau.

- Tiến hành tưới nước cho các lô đất như sau:

+ Lô 1: Không tưới nước hoặc tưới ít

+ Lô 2: Tưới nước vừa đủ

+ Lô 3: Tưới nhiều nước để đất ngập nước.

  •  Quan sát tốc độ phát triển của cây đậu tương ở các lô đất, ghi chép chiều cao cây sau mỗi 3 ngày. Tiến hành thí nghiệm trong vòng 10 ngày.
  •  Tuân thủ các quy định an toàn khi thực hành ngoài thực địa.

- Bước 3: Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo

 • Làm báo cáo kết quả thí nghiệm theo các nội dung sau:

1. Tên thí nghiệm.

2. Câu hỏi nghiên cứu.

3. Dụng cụ, hoá chất và mẫu vật.

4. Phân công nhiệm vụ trong nhóm.

5. Các bước tiến hành.

6. Kết quả thí nghiệm.

7. Phân tích kết quả và đưa ra kết luận.

8. Nhận xét, đánh giá.

• Thu gom rác thải và để các dụng cụ thí nghiệm vào nơi quy định.

• Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau mỗi lần thực nghiệm.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 2 Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học

2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm

Câu hỏi 1. Những hoạt động nào được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở trường? Khi làm một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm, em thường tiến hành theo các bước n

Xem lời giải

II. CÁC KĨ NĂNG TRONG TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Luyện tập 1. Vì sao quan sát và thực nghiệm là các phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu sinh học? Nêu mối quan hệ giữa các phương pháp nghiên cứu sinh học.

Luyện tập 2. Vì sao việc thử nghiệm cần lặp lại nhiều lần mặc dù dữ liệu thu được đã phù hợp với giả thuyết?

Xem lời giải

III. GIỚI THIỆU TIN SINH HỌC

Câu hỏi 2. Quan sát hình 2.5 cho biết tin sinh học là gì?

Xem lời giải

IV. MỘT SỐ VẬT LIỆU, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC

Câu hỏi 3. Hãy kể tên các vật liệu, thiết bị có trong phòng thí nghiệm sinh học mà em biết.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Sinh học 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Sinh học 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập