Câu hỏi: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, so sánh 2 ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
Bài Làm:
- Giống nhau:
- Là 2 ngành công nghiệp trọng điểm, đều thuộc nhóm ngành công nghiệpchế biến (hoặc công nghiệp nhẹ).
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
- Điều kiện phát triển: có nhiều thế mạnh phát triển (nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn nguyên liệu phong phú, chủ trươngchính sách của nhà nước,...).
- Tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Cơ cấu ngành: đa dạng
- Phân bố chủ yếu ở vùng nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ.
- Khác nhau:
- Vai trò: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có vai trò quan trọng hơn, chiếm tỉ trọng cao hơn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong cơ cấu giá trị sản xuấtcông nghiệp (dẫn chứng).
- Điều kiện phát triển: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có nguồn nguyên liệu dồi dào hơn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (quan trọng là công nghiệp dệt - may) nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, phải nhập nguyên liệu với khối lượng lớn.
- Tình hình phát triển:
- Quy mô: giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm lớn hơn giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Tốc độ phát triển: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tốc độ tăng nhanh hơn công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm giảm nhẹ còn tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tăng chậm nhưng tăng liên tục.
- Cơ cấu ngành: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có cơ cấu ngành đa dạng hơn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (kể tên các ngành cụ thể của từng ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng)
- Phân bố: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố ở cả vùng nguyên liệu và nơi tiêu thụ,còn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu phân bố ở thị trường tiêu thụ.