ĐỀ SỐ 5
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Văn học dân gian phát triển với thể loại nào?
- A. Truyện tiếu lâm
- B. Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn
- C. Thể thơ lục bát và song thất lục bát
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2. Nghệ thuật dân gian phát triển, tiêu biểu là:
- A. Nghệ thuật vị nhân sinh
- B. Nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa
- C. Nghệ thuật hội hoạ Phục hưng
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3. Câu nào không đúng về các làng thủ công nổi tiếng trong các thế kỉ XVI – XVIII?
- A. Làng gốm Bát tràng
- B. Làng dệt La Khê
- C. Làng rèn sắt ở Đà Nẵng
- D. Làng làm đường mía ở Quảng Nam
Câu 4. Ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII, tại sao nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Vì người dân ở đây mua được các loại máy móc, phân đạm hiện đại của người phương Tây.
- B. Vì chính quyền chúa Nguyễn tổ chức khai hoang và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- C. Vì người dân ở đây không biết làm gì ngoài làm nông nghiệp.
- D. Tất cả các đáp án trên.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Câu 2: Hãy nêu nhận xét về sự chuyển biến trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Bài Làm:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
B |
C |
B |
Tự luận:
Câu 1:
- Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,...
- Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển
mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy, ...
- Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam...
Câu 2:
+ Nhân dân Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực văn hóa, tôn giáo. Những thành tựu này là minh chứng cho tài năng, tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của người dân. Nhiều thành tựu văn hóa ở thời kì này vẫn được bảo tồn, gìn giữ và sử dụng cho đến ngày nay.
+ Đã diễn ra sự tiếp xúc và giao lưu giữa văn minh Đại Việt với văn minh phương Tây, đưa đến nhiều chuyển biến mới trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Đại Việt.