ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (6 điểm). Nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
Câu 2 (4 điểm). Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?
Bài Làm:
Câu 1:
- Buôn bán mở rộng. Mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển. - Ở Đàng Ngoài: nhiều đô thị xuất hiện ở những thời điểm khác nhau và khởi sắc trong các thế kỉ XVII - XVIII. Phố Hiến (Hưng Yên) trở thành một trung tâm buôn bán lớn.
Ở Đàng Trong: hầu hết các trung tâm buôn bán lớn hình thành và phát triển trong các thế kỉ XVII - XVIII như: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),... đều gắn với hoạt động ngoại thương.
- Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương
Câu 2:
- Ý nghĩa tích cực của sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời:
+Nhiều sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao ra đời.
+ Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
+ Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.
- Liên hệ với ngày nay:
+ Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khiến một số ngành thủ công nghiệp bị lãng quên.
+ Tuy nhiên, nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển, nổi tiếng; các sản phẩm thủ công nghiệp vẫn được người dân trong nước và nước ngoài ưa chuộng như đồ gốm (làng gốm Bát Tràng), hàng tơ lụa (lụa Hà Đông),…