A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Nhận định nào dưới đây không đúng về Chiến tranh thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Mâu thuẫn về thị trường thuộc địa là nguyên nhân của chiến tranh.
B. Tính chất của chiến tranh là phi nghĩa ở cả hai phe tham chiến.
C. Gây hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại đến thời điểm đó.
D. Được hưởng lại nhất từ cuộc chiến là Anh và Pháp.
Câu 2 (0,25 điểm). Đâu là một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế.
B. Cổ vũ và mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
C. Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
D. Đập tan ách áp bức bóc lột phongn kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ.
Câu 3 (0,25 điểm). Sau Cách mạng tháng Hai, ở nước Nga không thể cùng tồn tại hai chính quyền là do hai chính quyền:
A. không thỏa thuận được với nhau về chính sách đối ngoại.
B. không thỏa thuận được với nhau về chính sách đối nội.
C. đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau.
D. mâu thuẫn gay gắt trong việc quản lí đất nước.
Câu 4 (0,25 điểm). Thành tựu tiêu biểu nhất về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX là:
A. chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
B. kinh tế chính trị học tư sản.
C. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 5 (0,25 điểm). Năm 1807, nước Mỹ đã đạt được thành tựu trong lĩnh vực kĩ thuật?
A. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa bằng hơi nước.
B. Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.
C. Phát minh ra máy điện tim.
D. Chế tạo ra được loại xe lửa có nhiều toa.
Câu 6 (0,25 điểm). Ý nào không đúng về những chính sách cải cách về kinh tế của Minh Trị?
A. Thống nhất tiền tệ, phát triển khinh tế tư bản ở nông thôn.
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phất triển giao thông liên lạc.
C. Cho phép mua bán ruộng đất và tự kinh doanh.
D. Đích thân Thiên hoàng quản lí ngành ngân hàng.
Câu 7 (0,25 điểm). Cho các sự kiện:
1. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội thành lập.
2. Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống.
3. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ.
Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian.
A. 3, 2, 1.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 3, 2.
D. 2, 3, 1.
Câu 8 (0,25 điểm). Tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu nhất khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Trung Quốc là:
A. Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
B. Chế độ phong kiến Trung Quốc khủng hoảng, thối nát.
C. Do chính sách “bế quan tỏa cảng” của chính quyền Mãn Thanh.
D. Triều đình nhà Thanh tịch thu, đốt thuốc phiện của thương nhân Anh.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Hãy trình bày những thành tựu và phân tích tác động của những thành tựu văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
b. Hãy chứng minh nhận định sau: Thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước.
Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, trong những nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị, nội dung nào được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa Nhật Bản phát triển? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
D
B
C
D
B
D
C
A
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
- a. Trình bày những thành tựu và phân tích tác động về thành tựu văn học, nghệ thuật:
- b. Thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước vì:
Câu 2 (1,0 điểm).
Trong những nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị, nội dung nào được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa Nhật Bản phát triển là:
- Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là cuộc cải cách toàn diện trên lĩnh vực, trong đó cải cách về giáo dục được đánh giá là cải cách mang tính chất “chìa khóa”.
Giải thích:
- Chỉ có cải cách giáo dục mới mở đường cho con người Nhật Bản đủ bản lĩnh nắm bắt được tri thứ tiên tiến phương Tây.
- Từ đó sẽ đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản hùng mạnh sau đó trở thành một nước đế quốc ở châu Á.