Hướng dẫn giải & Đáp án
ĐỀ SỐ 1
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tại sao miền núi lại có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch?
- A. Cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng.
- B. Giao thông vận tải thuận lợi.
- C. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.
- D. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch dồi dào.
Câu 2: Khu vực đồi núi không có thế mạnh nào sau đây?
- A. Tập trung nhiều khoáng sản là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
- B. Thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc.
- C. Có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là du lịch sinh thái.
- D. Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải.
Câu 3: Ở miền núi nước ta thường có các loại thiên tai nào sau đây?
- A. Lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt ở đất.
- B. Xói mòn, bão, ngập lụt, xâm nhập mặn.
- C. Ngập lụt, cát chảy, cát bay, khô hạn.
- D. Trượt lở đất, xâm nhập mặn, ngập lụt.
Câu 4: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế -xã hội của vùng đồi núi?
- A. Khí hậu phân hóa phức tạp
- B. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông
- C. Khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian
- D. Đất trồng cây lương thực bị hạn chế
Câu 5: Tại sao miền núi lại có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch?
- A. Giao thông vận tải thuận lợi.
- B. Cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng.
- C. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch dồi dào.
- D. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.
Câu 6: Đồng bằng châu thổ sông Hồng đã bị biến đổi mạnh là do?
- A. Thiên tai khắc nghiệt.
- B. Tác động của biến đổi khí hậu.
- C. Con người khai phá lâu đời.
- D. Phát triển công nghiệp khai thác.
Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do?
- A. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.
- B. Địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền.
- C. Sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền.
- D. Có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào.
Câu 8: Đồng bằng châu thổ sông Hồng đã bị biến đổi mạnh là do?
- A. Thiên tai khắc nghiệt.
- B. Tác động của biến đổi khí hậu.
- C. Con người khai phá lâu đời.
- D. Phát triển công nghiệp khai thác.
Câu 9: Ảnh hưởng nào không phải của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sản xuất?
- A. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
- B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
- C. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
- D. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.
Câu 10: Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 331 212 km2 trong đó địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%. Hỏi địa hình thấp dưới 1000m là khoảng bao nhiêu km2?
A. $281 530,2km^2$.
B. $49 681,8 km^2$.
C. $49 816,8 km^2$.
D. $28 1350,2km^2$.
Xem lời giải
ĐỀ SỐ 2
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta chiếm?
- A. 0.1% diện tích lãnh thổ.
- B. 1% diện tích lãnh thổ.
- C. 10% diện tích lãnh thổ.
- D. 2% diện tích lãnh thổ.
Câu 2: Với hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã?
- A. Dẫn đến sự phân hóa đông tây của tự nhiên khá rõ rệt.
- B. Tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền.
- C. Làm cho thiên nhiên từ bắc vào nam của nước ta khá đồng nhất.
- D. Làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao của địa hình.
Câu 3: Khu vực đồi núi nước ta có thế mạnh nào sau đây?
- A. Cây lương thực, cây thực phẩm, chăn nuôi gia cầm.
- B. Đánh bắt thủy hải sản, cây ăn quả, cây lương thực.
- C. Khoáng sản, thủy điện, nông lâm nghiệp, du lịch.
- D. Nhiệt điện, cây rau đậu, đánh bắt thủy hải sản.
Câu 4: Nét nổi bật của vùng núi Đông Bắc là?
- A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
- B. Có địa hình cao nhất nước ta.
- C. Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
- D. Gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên.
Câu 5: Một trong những thế mạnh về nông nghiệp của đồng bằng là
- A. Chăn nuôi đại gia súc.
- B. Cây công nghiệp lâu năm.
- C. Cây lương thực, cây thực phẩm.
- D. Cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
Câu 6: Tại sao vùng ngoài đê của Đồng bằng sông Hồng đất rất màu mỡ?
- A. Hệ số sử dụng đất cao.
- B. Thường xuyên bị ngập nước.
- C. Được bồi tụ phù sa hàng năm.
- D. Được bón nhiều phân hóa học.
Câu 7: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ?
- A. Sông Mã tới dãy Hoành Sơn.
- B. Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- C. Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn.
- D. Sông Hồng tới dãy Bạch Mã.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH?
- A. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng
- B. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản
- C. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông
- D. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản…
Câu 9: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?
- A. Có nhiều cao nguyên xếp tầng.
- B. Cao nhất nước ta.
- C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
- B. Hướng Tây Bắc-Đông Nam.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?
- A. Được bồi đắp chủ yếu là phù sa sông.
- B. Dài và hẹp ngang.
- C. Giáp biển thường là cồn cát và đầm phá.
- D. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các mạch núi.
Xem lời giải
ĐỀ SỐ 3
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
Câu 1 (6 điểm): Trình bày đặc điểm của địa hình đồi núi khu vực Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam nước ta.
Câu 2 (4 điểm): Quan sát Lược đồ địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam và kể tên những dãy núi cao ở khu vực này và ghi độ cao của các dãy núi đó.
Xem lời giải
ĐỀ SỐ 4
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
Câu 1 (6 điểm): Trình bày đặc điểm xâm thực mạnh ở miền đồi núi nước ta.
Câu 2 (4 điểm): Hãy chứng minh vị trí địa lí nước ta đã mang lại những nét độc đáo cho khí hậu của nước ta.
Xem lời giải
ĐỀ SỐ 5
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng chạy theo hướng tây bắc – đông nam là đặc điểm địa hình của vùng núi?
- A. Đông Bắc.
- B. Tây Bắc.
- C. Trường Sơn Bắc.
- D. Trường Sơn Nam.
Câu 2: Địa hình vùng núi Tây Bắc không bao gồm các đặc điểm nào sau đây?
- A. Phía đông là dãy núi cao và đồ sộ Hoàng Liên Sơn.
- B. Phía tây là địa hình núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào.
- C. Ở giữa thấp hơn, có các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên.
- D. Địa hình thấp với nhiều dãy núi hướng vòng cung.
Câu 3: Địa hình Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm là?
- A. Cao ở rìa phía tây và tây bắc thấp dần ra biển, có các khu ruộng cao bạc màu.
- B. Đồng bằng được khai thác từ lâu đời nên địa hình bề mặt đã bị biến đổi nhiều.
- C. Trên bề mặt đồng bằng không có đê, có mạng lưới sông ngồi, kênh rạch chằng chịt.
- D. Địa hình chia là 3 dải: cồn cát, đầm phá, giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng.
Câu 4: Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực?
- A. Đông Bắc.
- B. Tây Bắc.
- C. Trường Sơn Bắc.
- D. Trường Sơn Nam.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nêu đặc điểm của địa hình bờ biển và thềm lục địa của nước ta.
Câu 2 (2 điểm): Vì sao địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp?
Xem lời giải
ĐỀ SỐ 6
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đồi núi nước ta chiếm tới?
- A. 1/4 diện tích lãnh thổ.
- B. 2/3 diện tích lãnh thổ.
- C. 3/4 diện tích lãnh thổ.
- D. 3/5 diện tích lãnh thổ.
Câu 2: Địa hình đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là?
- A. Hàng năm được hệ thống sông Hồng bồi đắp phù sa màu mỡ.
- B. Địa hình thấp và bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, chằng chịt.
- C. Đồng bằng có các vùng trũng lớn, nhiều nơi chưa được bồi lắp xong.
- D. Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.
Câu 3: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là?
- A. Sông Hồng và sông Mã.
- B. Sông Cả và sông Mã.
- C. Sông Đà và sông Lô.
- D. Sông Hồng và sông Cả.
Câu 4: Các hoạt động kinh tế cần gắn liền với hoạt động nào?
- A. Bảo vệ môi trường.
- B. Chặt phá rừng làm nơi ở.
- C. Đổ rác thải ra biển.
- D. Tuyên truyền về thần thánh.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày đặc điểm địa hình đồi núi khu vực Đông Bắc ở nước ta.
Câu 2 (2 điểm): Giải thích lí do địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh?