PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 (0,25 điểm). Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới các yếu tố của khí hậu, trước hết là:
- A. áp suất khí quyển, độ ẩm và hoàn lưu khí quyển.
- B. nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- C. hướng gió, các hiện tượng thời tiết cực đoan và độ ẩm.
- D. nhiệt độ, áp suất khí quyển và lượng mưa vùng núi.
Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng về tác động của biến đổi khí hậu tới các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta.
- A. Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng.
- B. Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.
- C. Số ngày nắng nóng có xu hướng giảm.
- D. Rét đậm và rét hại diễn ra thường xuyên hơn.
Câu 3 (0,25 điểm). Các họa tiết hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn thể hiện điều gì?
- A. Cuộc sống gắn bó với sông nước của người Việt cổ.
- B. Khai thác nguồn nước giàu phù sa của hệ thống sông Hồng.
- C. Chú trọng đắp đê để phát triển sản xuất.
- D. Người Việt cổ sớm biết khai thác các sản phẩm tự nhiên.
Câu 4 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào để hoàn thành thông tin:
“Nhóm đất feralit phân bố ở độ cao khoảng ... Có nhiều loại đất feralit. Trong đó đất feralit hình thành trên núi đa vôi phân bố chủ yếu ở ..., đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở....”.
- A. 1600 – 1700m trở lên – vùng núi cao – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- B. 1600 – 1700m trở xuống – Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- C. 1600 – 1700 trở lên – Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- D. 1600 – 1700 trở lên – Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Câu 5 (0,25 điểm). Đặc điểm nào sau đây không phải là nhóm đất feralit ở nước ta?
- A. Lớp vỏ phong hóa dày, thoáng khí, dễ thoát nước.
- B. Thường tích tụ các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm.
- C. Phần lớn nhóm đất này có đặc điểm chua, nghèo các chất bazơ và mùn.
- D. Phần lớn nhóm đất này có đặc điểm giàu các chất dinh dưỡng và mùn.
Câu 6 (0,25 điểm). Vùng đất Nam Bộ Việt Nam sớm được khai khẩn, trở thành một trung tâm nông nghiệp lúa nước vì:
- A. có đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn.
- B. có nền văn minh hình thành sớm, phát triển rực rỡ.
- C. có dấu ấn đặc sắc trong lịch sử khu vực.
- D. có quá trình thích ứng tự nhiên thuận lợi.
Câu 7 (0,25 điểm). Nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?
- A. Đất feralit.
- B. Đất mùn trên núi.
- C. Đất phù sa.
- D. Đất khác.
Câu 8 (0,25 điểm). Thích ứng với biến đổi khí hậu là:
- A. Giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.
- B. Thay đổi giống cây trồng thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi.
- C. Thay đổi trang thiết bị phù hợp với môi trường khí hậu thay đổi.
- D. Thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi.
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
- a. Hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta.
- b. Giải thích nguyên nhân hình thành nhóm đất feralit.
Câu 2 (1,5 điểm).
- a. Qúa trình khai khẩn, cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng so với sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau.
- b. Có ý kiến cho rằng: “Sống chung với lũ là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long”. Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân, em thấy ý kiến này đúng hay sai, em hãy làm rõ ý kiến trên.
- B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
- a. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
- b. Nguyên nhân hình thành nhóm đất feralit:
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Điểm giống và khác nhau giữa quá trình khai khẩn, cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng so với sông Cửu Long.
- Điểm giống nhau:
+ Đều diễn ra quá trình khai khẩn, cải tạo châu thổ sông để phát triển sản xuất và ổn định đời sông, đào kênh mương, cải tạo đất phù sa.
+ Cuộc sống gắn bó với sông nước, trên sông nước, khai thác các sản vật của miền sông nước đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống.
- Điểm khác nhau:
+ Sông Hồng: Chế ngự: đắp đê ngăn lũ để bảo vệ sản xuất và cuộc sống.
+ Sông Cửu Long: Thích ứng
· Sản xuất dựa trên sự thích ứng với môi trường thiên nhiên, dựa vào chế độ nước sông lên xuống điều hòa theo mùa.
· Ở nhà nổi, hình thành chợ nổi trên sông; di chuyển, vận chuyển bằng đường sông là chủ yếu với các phương tiện xuống, ghe...
- b. Ý kiến “Sống chung với lũ” là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long” hoàn toàn đúng.
Giải thích:
- Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trong mùa lũ và tác động của thủy triều nên đồng bằng sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ (sống chung với lũ).
- Người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thích ứng với màu lũ với các tập quán sản xuất, ngành nghề, giống cây trồng và nếp sông đã được định hình trong quá trình sinh sống chung với lũ. Mùa lũ mang lại nhiều lợi ích như: tôm, cá, phù sa ngọt..…