II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Để giữ vệ sinh mắt, phòng tránh các bệnh về mắt ta cần phải làm gì?
Câu 2: Nêu cấu tạo các bộ phận của tai. Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được?
Câu 3: Nêu tóm tắt chức năng của tuyến tụy
Bài Làm:
Câu 1. Để giữ vệ sinh mắt, phòng tránh các bệnh về mắt ta cần phải
- Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách để tránh cận thị. - Tránh đọc sách báo ở chỗ thiếu ánh sáng hoặc lúc đi trên tàu xe bị xÓC nhiêu, - Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng. - Không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.
- Đi đường nên đeo kính chắn bụi, kính râm khi trời nắng to.
Câu 2. Tai là bộ phận tiếp nhận âm thanh, gồm ba phần: tai ngoài, tai giữa, tại trong.
- Tai ngoài gồm:
+ Vành tại | + Ông tai
+ Màng nhĩ: ngăn cách ống tại với tai giữa.
- Tai giữa: gồm hai phần:
+ Chuỗi xương tai: xương búa, xương đe, xương bàn đạp.
+Vòi nhĩ
- Tai trong: Gồm hai bộ phận:
+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên.
+ Ốc tai: gồm ốc tại màng và ốc tại xương.
Ốc tai màng gồm: màng tiền đình, màng cơ sở, màng bên. Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có tế bào đệm và tế bào thụ cảm thính giác.
* Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như sau:
Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tại vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tại vào làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tại màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của: “cửa tròn” (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).
Tuỳ theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.
Câu 3. Chức năng của hoocmôn tuyến tuỵ:
- Các tế bào đảo tuy gồm:
+Tế bào g: Tiết glucagôn biến glicogen thành glucôzơ làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm.
+ Tế bào 3: Tiết insulin biến glucôzơ thành glicogen làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng.
Nhờ sự đối lập của hai loại hoocmôn này có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu luôn ổn định, đảm bảo mọi hoạt động sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường.