Chuyên đề vật lý 9: Thấu kính phân kì - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì

ConKec xin gửi tới các bạn Chuyên đề vật lý 9: Thấu kính phân kỳ - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì. Bài học cung cấp cho các bạn tổng quan kiến thức, phương pháp giải và các bài tập liên quan. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình.

A. TỔNG QUAN KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

I. Tóm tắt kiến thức

1. Đặc điểm của thấu kính phân kì

- Thấu kính phân kì được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài dày hơn phần chính giữa.

- Kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ:

Chuyên đề vật lý 9: Thấu kính phân kì - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì

- Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.

Trên hình vẽ ta quy ước gọi:

(Δ) là trục chính

O là quang tâm

F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh.

Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.

2. Đường truyền của một số tia sáng qua thấu kính phân kì

- Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló có đường kéo dài cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính.

- Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt:

(1) Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh F’.

(2) Tia tới hướng tới tiêu điểm vật F cho tia ló song song với trục chính.

(3) Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng.

                                                         Chuyên đề vật lý 9: Thấu kính phân kì - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì

3. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì

  • Tính chất

- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

  • Cách dựng ảnh của vật AB vuông góc với trục chính tại A

- Dùng hai trong ba tia đặc biệt để vẽ ảnh B' của B.

- Từ B' hạ vuông góc xuống trục chính cắt tại A'.

=> A'B' là ảnh của AB

                                                     Chuyên đề vật lý 9: Thấu kính phân kì - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì

II. Phương pháp giải

Cách xác định vị trí của ảnh khi biết vị trí của vật và tiêu cự hay xác định vị trí của vật khi biết vị trí của ảnh và tiêu cự hay xác định tiêu cự khi biết vị trí của ảnh và vị trí của vật.

  • Cách 1: Vẽ ảnh của một vật theo phương pháp nêu trên. Sử dụng tính chất của tam giác đồng dạng để suy ra đại lượng cần xác định.
  • Cách 2: Áp dụng công thức $\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}$ và h' = $\frac{d'}{d}$.h để xác định.

Trong đó: vật là vật thật.

f là tiêu cự của thấu kính phân kì (f < 0).

d là khoảng cách từ vị trí của vật đến thấu kính.

d’ là khoảng cách từ vị trí của ảnh đến thấu kính (ảnh ảo nên d’ < 0).

B. Bài tập & Lời giải

Bài 1: Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, cho ảnh A'B' như hình vẽ.

                               

a, Hỏi thấu kính là thấu kính gì?

b, Bằng phép vẽ hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm vật F và tiêu điểm ảnh F' của thấu kính.

Bài 2: Cho hình vẽ:

                                         

Trong đó $\Delta $ là trục chính của một thấu kính. O là quang tâm, F và F' là 2 tiêu điểm chính. Hai tia ló (1) và (2) của 2 tia tới xuất phát từ một diểm sáng S.

a, Thấu kính trên là thấu kính gì?

b, Bằng phép vẽ hãy xác định điểm sáng S và ảnh S' của nó.

Xem lời giải

Bài 3: Vật sáng AB dạng đoạn thẳng cao 12cm được đặt trước thấu kính phân kì L có tiêu cự 18cm. Ảnh của AB qua thấu kính có chiều cao là 4cm. Không sử dụng công thức thấu kính hãy xác định khoảng cách từ vật đến thấu kính và vẽ hình.

Bài 4:Cho trục của một thấu kính, A’B’ là ảnh của AB như hình vẽ:

a, Không cần vẽ ảnh, hãy cho biết A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính đã cho là hội tụ hay phân kì? Tại sao?

b, Vẽ hình xác định quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính.

c, Hãy xác định vị trí của ảnh, của vật và tiêu cự của thấu kính. Biết ảnh A’B’ chỉ cao bằng $\frac{1}{3}$ vật AB và khoảng cách giữa ảnh và vật là 2,4 cm.

Xem lời giải

Bài 5: Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’. Tính tỉ số $\frac{h'}{h}$.

Bài 6: Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính khoảng d = 8 cm. A nằm trên trục chính, biết vật AB = 6 mm. Ảnh của vật AB cao bao nhiêu?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề vật lý 9, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề vật lý 9, loạt bài giải bài tập Chuyên đề vật lý 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.