A. GIẢI CÂU HỎI LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Bội chung
Hoạt động 1: Trang 40 Toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Giải:
a) Dựa vào hình ta thấy, sau 12 giây thì hai dây đèn cùng phát sáng lần tiếp theo kể từ lần đầu tiên.
b) B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20; 22; 24; 26;…}
B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24; 27; 30; 33; 36; 39…}
Vậy: Hai tập hợp này có một số phần tử chung như: 6; 12; 18;…
Thực hành 1: Trang 40 Toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Giải:
a) Đúng
Vì:
- B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;…}
- B(10) = {0; 10; 20; 30; 40; 50;…}
Nên 20 $\in $ BC(4, 10).
b) Sai
Vì:
- B(14) = {0; 14; 28; 42; 56;…}
- B(18) = {0; 18; 36; 54;…}
Nên 36 $\notin $ BC(14, 18).
c) Đúng
Vì:
- B(12) = {0; 12; 24; 36; 48; 60; 72; 84;…}
- B(18) = {0; 18; 36; 54; 72; 90;…}
- B(36) = {0; 36; 72; 108;…}
Nên 72 $\in $ BC(12, 18, 36).
Thực hành 2: Trang 41 Toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Giải:
a) B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24; 27; 30; 33; 36; 39; 42; 45; 48; 51…}
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 38; 32; 36; 40; 44; 48; 52…}
B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; 56; 64; 72; 80;…}
b) M = {0; 12; 24; 36; 48}
c) K = {0; 24; 48}
2. Bội chung nhỏ nhất
Hoạt động 2: Trang 41 Toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Giải:
- Ta có: B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48…}
B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48;…}
=> BC(6, 8) = {0; 24; 48…}
Vậy số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(6, 8) là 24
* Nhận xét: Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung của hai số 6, 8 là bội chung nhỏ nhất của 6, 8.
- Ta có: B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24; 27; 30; 33; 36; 39…}
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 38; 32; 36; 40; 44; 48; 52…}
B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48;…}
=> BC(3, 4, 8) = {0; 24; 48;…}
Vậy số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(2, 4, 8) là 24.
* Nhận xét: Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung của ba số 2, 4, 8 là bội chung nhỏ nhất của 2, 4, 8.
Thực hành 3: Trang 42 Toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Giải:
- B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32;…}
- B(7) = {0; 7; 14; 21; 28; 35;…}
=> BCNN(4, 7) = 28
- Ta có: BCNN(4, 7) = 4 . 7 => Hai số 4 và 7 là hai số nguyên tố cùng nhau.
3. Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố
Thực hành 4: Trang 42 Toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Giải:
- Ta có: 24 = 2$^{3}$ .3
30 = 2 . 3 . 5
=> BCNN(24, 30) = 2$^{3}$ . 3 . 5 = 120
- Ta có: các số 3, 7, 8 từng đôi một là số nguyên tố cùng nhau.
=> BCNN(3, 7, 8) = 3 . 7 . 8 = 168
- Ta có: 48 là bội của 12 và 16
=> BCNN(12, 16, 48) = 48.
Thực hành 5: Trang 42 Toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Giải:
- Ta có: 2, 5, 9 từng đôi một là số nguyên tố cùng nhau.
=> BCNN(2, 5, 9) = 2 . 5 . 9 = 90
- Ta có: 30 là bội của 10 và 15
=> BCNN(10, 15, 30) = 30.
4. Ứng dụng trong quy đồng mẫu các phân số
Thực hành 6: Trang 43 Toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Giải:
1)
a) Ta có: BCNN(12, 30) = 60
60 : 12 = 5; 60 : 30 = 2. Do đó:
$\frac{5}{12}$ = $\frac{5 . 5}{12 . 5}$ = $\frac{25}{60}$ và $\frac{7}{30}$ = $\frac{7 . 2}{30 . 2}$ = $\frac{14}{60}$.
b) Ta có: BCNN(2, 5, 8) = 40
40 : 2 = 20; 40 : 5 = 8; 40 : 8 = 5. Do đó:
$\frac{1}{2}$ = $\frac{1 .20}{2 . 20}$ = $\frac{20}{40}$, $\frac{3}{5}$ = $\frac{3 . 8}{5 . 8}$ = $\frac{24}{40}$ và $\frac{5}{8}$ = $\frac{5 . 5}{8 . 5}$ = $\frac{25}{40}$.
2)
a) Ta có: BCNN(6, 8) = 24
24 : 6 = 4; 24 : 8 = 3.
=> $\frac{1}{6}$ + $\frac{5}{8}$
= $\frac{1 . 4}{6 . 4}$ + $\frac{5 . 3}{8 . 3}$
= $\frac{4}{24}$ + $\frac{15}{24}$
= $\frac{19}{24}$.
b) Ta có: BCNN(24, 30) = 120
120 : 24 = 5; 120 : 30 = 4
=> $\frac{11}{24}$ - $\frac{7}{30}$
= $\frac{11 . 5}{24 . 5}$ - $\frac{7 . 4}{30 . 4}$
= $\frac{55}{120}$ - $\frac{28}{120}$
= $\frac{27}{120}$.
= $\frac{9}{40}$.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 43 toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Tìm ra:
a) BC(6, 14); b) BC(6, 20, 30); c) BCNN(1, 6);
d) BCNN(10, 1, 12); e) BCNN(5, 14).
Xem lời giải
Câu 2: Trang 43 toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
a) Ta có BCNN(12, 16) = 48. Hãy viết tập hợp A các bội của 48. Nhận xét về tập hợp BC(12, 16) và tập hợp A.
b) Để tìm tập hợp bội chung của hai số tự nhiên a và b, ta có thể tìm tập hợp các bội của BCNN(a, b). Hãy vận dụng để tìm tập hợp các bội chung của:
i.24 và 30; ii. 42 và 60; iii. 60 và 150; iv.28 và 35.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 43 toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Quy đồng mẫu số các phân số sau (có sử dụng bội chung nhỏ nhất):
a) $\frac{3}{16}$ và $\frac{5}{24}$; b) $\frac{3}{20}$, $\frac{11}{30}$ và $\frac{7}{15}$.
Xem lời giải
Câu 4: Trang 44 toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Thực hiện các phép tính (có sử dụng bội chung nhỏ nhất):
a) $\frac{11}{15}$ + $\frac{9}{10}$; b) $\frac{5}{6}$ + $\frac{7}{9}$ + $\frac{11}{12}$;
c) $\frac{7}{24}$ - $\frac{2}{21}$; c) $\frac{11}{36}$ - $\frac{7}{24}$.
Xem lời giải
Câu 5: Trang 44 toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
Chị Hòa có một số bông sen. Nếu chị bó thành các bó gồm 3 bông, 5 bông hay 7 bông thì đều vừa hết. Hỏi chị Hoa có bao nhiêu bông sen? Biết rằng chị Hòa có khoảng từ 200 đến 300 bông.