III. VẬN DỤNG
Câu 1: Em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc?
Câu 2: Chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc tiến hành như thế nào?
Bài Làm:
Câu 1:
- Xã hội nước ta từ khi bị phong kiến phương Bắc thống trị lại tiếp tục phân hoá:
+ Tầng lớp thống trị có địa vị và quyền lực cao nhất là bọn quan lại, địa chủ người Hán.
+ Tầng lớp quý tộc người Âu Lạc bị mất quyền lực, trở thành những hào trưởng. Họ bị quan lại và địa chủ người Hán chèn ép, khinh rẻ nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng ở địa phương và có uy tín trong nhân dân.
+ Nông dân công xã trước đây, bao gồm nông dân và thợ thủ công. Từ khi bị đô hộ, một số giàu lên, song cũng có người nợ nần túng thiếu (do bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng), một số trở thành nô tì hoặc nông nô, nông dân lệ thuộc, số này gọi chung là tầng lớp nghèo.
Câu 2:
Chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc:
- Nhà Hán chiếm đoạt ruộng đất, bắt dân ta cống nộp sản vật quý, hương liệu, vàng bạc,.. Những sản phẩm quan trọng như sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền.
- Nhà Ngô và nhà Lương siết chặt cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.
- Thời nhà Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường thuế khóa và lao dịch nặng nề.