IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Chính sách đồng hóa được thực hiện với dân tộc ta như thế nào?
Câu 2: Em hãy cho biết những chuyển biến về kinh tế ở nước ta thời Bắc thuộc?
Bài Làm:
Câu 1:
Chính sách đồng hóa được thực hiện với dân tộc ta:
- Thời Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc đều thực hiện với dân tộc ta.
- Nhà Hán chủ trương đưa người Hán sang nước ta sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt; tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt, ép buộc dân ta theo phong tục, tập quán của họ.
- Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền vào Việt Nam. Chữ Hán được du nhập nhằm phục vụ cho công cuộc đồng hóa. Tuy nhiên, việc dạy chữ chỉ giới hạn trong một số ít người ở các vùng trung tâm.
- Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc, số người Việt Nam được trọng dụng chỉ là thiểu số.
Câu 2:
Những chuyển biến về kinh tế:
- Về nông nghiệp:
+ Nghề nông trồng lúa nước vẫn là nghề chính của cư dân Việt, một năm trồng hai vụ. Việc dùng cày và sử dụng sức kéo trâu bò đã phổ biến.
+ Người dân đã biết đắp đê phòng lũ lụt và bảo vệ mùa màng.
+ Người dân còn chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông.
- Về thủ công nghiệp:
+ Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền, đúc ngói gạch cho xây dựng,...
+ Kĩ thuật đúc đồng thời Đông Sơn tiếp tục được kế thừa và phát triển.
- Thương nghiệp:
+ Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được trao đổi, buôn bán ở chợ làng, chợ phiên.
+ Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng. ib ost
+ Các thương nhân Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ đến trao đổi, buôn bán. Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương.