1. Chỉ ra yếu tô miêu tả và tự sự trong đoạn thơ sau:
Ngày Huế đồ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choất,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Môm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à,
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà! ”
(Tố Hữu, Lượm)
2. Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản thơ.
3. Dựa vào bảng sau, hãy chỉ ra tác dụng của các yếu tố trong văn bản thông tin:
4. Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một văn bản truyện.
5. Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nào?
a) Kể chuyện.
b) Nghị luận.
Bài Làm:
1. Yếu tố miêu tả: ngày Huế đổ máu, chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang.
Yếu tố tự sự: Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà.
2. Nêu những điểm cần lưu ý khi đọc một bài thơ là cần xác định thể thơ hay thơ văn xuôi, xác định nội dung chính của bài, các yếu tố nghệ thuật và thái độ tình cảm của tác giả trong bài thơ.
3. - Sapo: Là đoạn văn mở đầu nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản, thu hút người đọc văn bản.
- Đề mục: nêu ra chủ đề của đoạn văn nhằm tóm tắt ý chính của đoạn cho người đọc hiểu.
- Chữ in đậm: nhấn mạnh nội dung và ý nghãi của chữ hoặc cụm từ in đậm.
- Số thứ tự: đánh dấu trình tự xảy ra sự việc, sự kiện.
- Dấu gạch đầu dòng: dùng để liệt kê các ý người viết muốn đưa ra.
4. Những lưu ý khi đọc một văn bản truyện là: nắm được đề tài, chủ đề và chi tiết tiêu biểu của truyện để từ đó suy ra nội dung của truyện, thái độ, tình cảm và yếu tố nghệ thuật tác giả sử dụng.
5. Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nghị luận.