Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của thần thoại Thần Trụ Trời.
Bài tham khảo 1:
"Thần Trụ Trời” là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ được sản sinh từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.
Cho thấy người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ những gì có xung quanh họ. Vì cũng chưa tìm hiểu được nhưng họ lại không chịu bó tay, họ bèn sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên vũ trụ một cách hết sức ngây thơ và đáng yêu. Độc giả ngày nay cảm nhận được trong đó cái hồn nhiên và ước mơ của những người Việt cổ muốn vươn lên để giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.
Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời.
Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.
Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,…vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.
Bài tham khảo 2:
Trong hệ thống thần thoại của dân tộc Việt Nam ta về sự sáng lập vũ trụ, Trần Trụ Trời được coi như truyện mở đầu. Truyện được các nhà khảo cứu văn hóa dân gian sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong cuốn "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam". Truyện thể hiện giá trị đặc sắc trên nhiều phương diện như chủ đề, hình thức nghệ thuật. Qua đó thể hiện sự tôn kính thiêng liêng của co người với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và với trời đất.
Truyện kể rằng vào thời kì trời đất còn hỗn độn, tối tăm, chưa có thế gian và vạn vật, muôn loài, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu để đội trời lên rồi tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi tạo thành núi, đảo, đồi cao và biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng. Sau đó, các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới.
Qua cốt truyện Thần Trụ Trời, ta có thể dễ dàng nhận ra giá trị của truyện trước hết thể hiện qua chủ đề và bài học cuộc sống mà nó gửi gắm. Đây là một tác phẩm văn học dân gian thuộc nhóm truyện thần thoại suy nguyên (giải thích các hiện tượng tự nhiên), được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ xa xưa, lưu truyền từ xa xưa nhằm lý giải sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng. Truyện thể hiện cái nhìn của con người cổ đại về hiện tượng thế giới được hình thành, được sắp đặt trật tự như bây giờ rất đơn giản nhưng chứa đựng nhiều giá trị, thông điệp sâu sắc về cuộc sống. Qua đó thể hiện sự tôn kính và thiêng liêng của con người đối với văn hóa tâm linh, niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất.
Ngay từ thời nguyên thuỷ, cuộc sống sinh hoạt, lao động đã luôn đòi hỏi con người phải quan sát, suy ngẩm về các hiện tượng tự nhiên liên quan mật thiết tới mình. Truyện cho thấy người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ thế giới tự nhiên xung quanh họ. Vì trình độ của con người bấy giờ chưa đủ để nhận thức đúng các hiện tượng ấy nên từ những điều quan sát được kết hợp với trí tưởng tượng hồn nhiên, chất phác, ngây thơ, họ đã sáng tạo ra những yếu tố siêu nhiên, những vị thần linh để giải thích sự hình thành thế giới tự nhiên. Qua đó thể hiện ước mơ chinh phục thiên nhiên của người Việt cổ từ thời xa xưa.
Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là "vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên" cũng là hành động có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. Giống hệt như hình ảnh ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn mà vũ trụ giống như quả trứng khổng lồ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất. Rồi bằng sự biến hóa lớn lên không ngừng của bản thân, ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước. Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Dù vốn hiểu biết ít ỏi, nhưng từ thuở sơkhai, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Nhờ vậy, hệ thống các truyện giải thích về vũ trụ, tự nhiên, vạn vật đã góp phần tạo nên kho tàng thần thoại phong phú, đồ sộ. Đồng thời truyện Thần trụ trời cũng giúp cho con người Việt Nam có nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Qua đó thể hiện thái độ tôn kính thiêng liêng của mỗi người với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, trời đất cũng như sự trân trọng, khâm phục ước mơ chinh phục thiên nhiên, mở rộng hiểu biết, khám phá thế giới của thế hệ con cháu chúng ta với cha ông từ thời sơ khai.
Như vậy có thể thấy Thần trụ trời là một trong những truyện thần thoại đầu tiên, tiêu biểu, đặc sắc trong kho tàng truyện thần thoại dân gian Việt Nam.
Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề thì các hình thức nghệ thuật cũng rất đặc sắc, ấn tượng, làm nên giá trị của tác phẩm. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và ý nghĩa truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.
Nét hấp dẫn đầu tiên về đặc sắc nghệ thuật của truyện là về đặc trưng thể loại. Đây là một truyện thần thoại đặc sắc hấp dẫn với 4 đặc trưng tiêu biểu của thể loại. Đó là đặc trưng về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật. Truyện lấy bối cảnh không gian sơ khai, rộng lớn là vũ trụ đang trong quá trình tạo lập. Thời gian của truyện được nhắc đến là "thuở ấy, từ đó". Đây cũng mang tính chất cổ sơ, không xác định cụ thể, không rõ ràng. Cốt truyện xoay quanh việc giải thích quá trình tạo lập ra vũ trụ, trời, đất, thế giới tự nhiên. Nhân vật được kể trong truyện cũng mang đặc trưng thể loại thần thoại. Tất cả các nhân vật đều là các vị thần. Từ nhân vật trung tâm là thần Trụ Trời đến các nhân vật phụ khác như thần Đếm cát, thần Tát bể (biển), thần Kể sao, thần Đào sông, thần Trồng cây, thần Xây rú (núi). Và tất cả các vị thần đều có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện việc làm vĩ đại, phi thường, mang đậm giá trị nhân văn.
Thứ hai, truyện có cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại. Nhân vật trung tâm của truyện là một vị thần. Đó là thần tối cao – thần Trụ Trời. Thần là năng lực siêu phàm, có khả năng phi thường, có ý chí, mạnh mẽ, tài năng, có công sáng tạo ra vũ trụ, thế giới tự nhiên và vạn vật. Vị thần ấy được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng. Như vậy, hình tượng nhân vật trung tâm được kể trong truyện rất tiêu biểu, điển hình, rất sinh động, lôi cuốn.
Bài tham khảo 3:
Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
"Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.
Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian chưa được xác định rõ ràng "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người". Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ "Chân thần dài không thể tả xiết". Mỗi bước chân của thần "có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác". Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.
Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện "Thần Trụ trời" cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện "Thần Trụ trời" được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước "khổng lồ" với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.
"Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc..
Bài tham khảo 4:
Từ trước đến nay, tôi đã học được rất nhiều câu chuyện thần thoại hay và thú vị, nhưng câu chuyện tôi thích nhất vẫn là Thần Trụ Trời. Đọc câu chuyện đó, tôi không khỏi suy nghĩ và không khỏi xúc động. Truyện kể rằng vào thời trời đất còn hỗn loạn, tăm tối, có một vị thần khổng lồ. Thần dựng trời cao, rồi đào đất, nặn đá, dựng cột chống trời, khi trời đất phân tranh thì thần phá trụ. Sau khi hoàn thành công việc, xác bay lên trời để các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới. Ồ! Tôi thích thân hình to lớn của thần rất nhiều vì tôi thấp và gầy. Tôi đã nhìn thấy những người to cao, nhưng không ai giống như thần. Tôi cứ ước, giá như mình có một thân hình và đôi tay như thần thánh, tôi sẽ là một cầu thủ xuất sắc, chỉ cần một bước chân là tôi có thể sút bóng vào khung thành đối phương. Thật thú vị! Không những thế, tôi còn ngưỡng mộ Chúa vô cùng. Chúa có rất nhiều đức tính tốt mà tôi không có. Trước hết, tôi yêu tất cả các loài động vật. Nếu không có tình yêu, tôi đã không nhọc công ngẩng đầu lên trời, kiên nhẫn đào đất, dựng cột chống trời. Làm công việc đó, thần vừa thể hiện tình yêu thương muôn loài, vừa thể hiện sự quyết tâm, cần cù, chịu khó. Khi xong việc, thần không đợi muôn loài báo đáp, lặng lẽ bay về trời, để lại những công việc còn lại cho các vị thần khác tiếp tục xây dựng cho thế giới, cho muôn loài có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ không có ai trên thế giới này có những đức tính tốt như Chúa. Câu chuyện về Thần Trụ Trời. là một câu chuyện thần thoại mà em thích, giúp em hiểu được quan niệm cổ xưa về sự hình thành của trời và đất.