- Đề 1: Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay.
- Đề 2: Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường sau trở thân người bạn thân ở chung nhà...
- Đề 3: Hưởng ứng đợt thi đua xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động,...
- Đề 4: Học bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì...
Đề 1: Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay.
Bài làm
Dân tộc ta vốn được biết đến là một đất nước hiếu học với truyền thống tôn sư trọng đạo sâu sắc. Trong kho tàng ca dao tục ngữ đã có rất nhiều những câu ca nói về tình cảm thầy trò như “một chữ cũng là thầy/ nửa chữ cũng là thầy” hay “muốn sang thì bắc cầu kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”... Và trong hoàn cảnh hiện tại truyền thống đó vẫn được kế thừa và phát huy sâu rộng.
Để hiểu hết ý nghĩa trọn vẹn của câu ca dao này thì chúng ta cần phải đi cắt nghĩa đầy đủ về “tôn sư” và “trọng đạo”. Tôn sư là thái độ tôn trọng người thầy. Còn trọng đạo tức là coi trọng mối quan hệ giữa thầy và trò. Qua đây ông cha ta muốn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc đó chính là phải biết tôn trọng thầy cô giáo, những người đã cho ta kiến thức đồng thời phải trân trọng tình thầy trò. Nó trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ ngàn năm trước. Khi mà đất nước ta còn là đất nước phong kiến. Việc học đã được đề cao và vai trò của những người làm thầy mà cụ thể là “thầy đồ” đã được chú ý. Hình ảnh những người thầy đồ ngày đêm tận tụy mài mực đọc sách đã trở thành những nguồn cảm hứng dạt dào của biết bao tác phẩm văn học. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết đến vị thánh hiền người đã đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam là thầy Chu Văn An. Một người thầy lỗi lạc đã đào tạo nên biết bao nhiêu bậc hiền triết cho đất nước. Tấm gương học trò Phạm Sư Mạnh là một trong những minh chứng điển hình cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà chúng ta phải noi theo.
Sau khi đỗ đạt làm quan to, những dịp lễ tết Phạm Sư Mạnh vẫn thường ghé qua thăm thầy của mình. Thế nhưng dù đứng trên cả vạn người, đức cao vọng trọng nhưng chưa bao giờ người trò đó dám ngồi ngang hàng với thầy mình. Đến nhà thầy vẫn khoanh tay chào từ ngoài cửa, một hai giữ thái độ kính trọng với người thầy của mình. Thế mới thấy truyền thống ấy đã ăn sâu và trở thành gốc rễ vững chắc cho biết bao nhiêu thế hệ người dân Việt NAm.....
=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 7 đề 1
Đề 2: Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường sau trở thân người bạn thân ở chung nhà...
Bài làm
Trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt tốt và xấu, mặt được và mặt chưa được. Cũng giống như việc bàn tay có hai mặt lòng bàn tay và mu bàn tay vậy. Suốt cả cuộc đời con người ta sống với mục đích đấu tranh với cái xấu và hướng đến những điều tốt đẹp. Thế nhưng cái tốt thì khó học cái xấu tiếp thu nhanh. Chẳng vì thế mà có ý kiến cho rằng “những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.
Thực chất câu nói trên có ý nghĩa hoàn toàn đúng đắn. Như phật đã dạy rằng “Kẻ thù lớn nhất của mỗi người là chính mình”. Trong suốt cuộc đời chúng ta có thể đấu tranh với rất nhiều thế lực thù địch, xấu xa để loại bỏ những mầm mống đen tối ra khỏi xã hội thế nhưng lại rất dễ dàng thỏa hiệp với chính mình. Con người sinh ra ai cũng có sẵn trong mình một sự ích kỉ, ích kỉ với những người xung quanh nhưng lại dễ dãi với bản thân mình. Cái khó khăn nhất đối với một con người là chiến thắng bản thân mình, chiến thắng được những khát vọng tầm thường và nhỏ nhen của mình hướng đến cái cao đẹp hơn tốt cho cuộc đời hơn.
Sự tốt đẹp là khi chúng ta biết biến cái lợi ích cá nhân vào thành lợi ích của cộng đồng, làm cho cuộc đời xã hội này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Thế nhưng cái tốt cũng trở thành cái xấu khi ta đặt lợi ích của bản thân mình lên trên lợi ích của người khác. Sự ích kỉ biến chúng ta thành những người xấu xa và vụ lợi. Cũng giống như câu nói trên muốn truyền tải đến con người một thông điệp đó chính là phải biết nghiêm khắc với chính bản thân không nên nuông chiều cảm xúc để rồi đánh mất chính mình.
Thật vậy, tật xấu luôn là những cái con người ta rất dễ để dính vào còn cái tốt thì vô cùng khó khăn. Bạn có thể mất cả một năm thậm chí cả một đời để duy trì một thói quen tốt thế nhưng chỉ cần một giờ một phút thôi cái xấu đã có thể len lỏi và xâm nhập vào con người bạn rồi. Thực tế cuộc sống cũng cho ta nhiều ví dụ chứng minh vô cùng chuẩn xác. Ví dụ đối với thuốc phiện chẳng hạn nếu bạn bị rủ rê thử bạn biết khống chế bản thân thì mãi mãi nó cũng chỉ là người khách qua đường mà thôi. Thế nhưng nếu bạn gật đầu nuông chiều mình thì nó sẽ trở thành tệ nạn. Đầu tiên, nó là công cụ phục vụ chính con người, thế nhưng lâu dần con người sẽ là nạn nhân của nó. Vị thế từ khách sang chủ nhà rất nhanh và đơn giản nó phụ thuộc vào chính suy nghĩ cũng như sự kiềm chế của con người.....
=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 7 đề 2
Đề 3: Hưởng ứng đợt thi đua xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động,...
Bài làm
Thưa các bạn!
Hưởng ứng vì môi trường là việc làm vô cùng cần thiết đối với bất kì ai và ở bất kì đâu. Thực trạng môi trường thế giới trong những năm qua đang có những biến động cực kì xấu đối với con người và toàn xã hội. Chính vì thế để hưởng ứng đợt thi đua “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp” do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn lớp 10A xin được gửi tới hội thảo bản tham luận với chủ đề “hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp”.
Như chúng ta đã biết môi trường được xem là một trong những cái nôi bảo vệ con người. Chúng ta sinh ra lớn lên và sản xuất đều dựa vào môi trường là chính. Nó không chỉ cho chúng ta một môi trường sống có nước, có đất, có không khí,…. Mà còn giúp con người tạo ra được của cải vật chất. Thế nhưng có một thực trạng vô cùng nóng bỏng hiện nay đó chính là môi trường sống của con người đang bị suy thoái.
Biểu hiện vô cùng rõ ràng đó là hiện tượng nhiệt độ trái đất tăng lên, dẫn đến băng tan, bão lụt, hạn hán xảy ra liên miên. Trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu này. Mỗi năm những cơn bão lịch sử đi qua không chỉ phá hoại mùa màng mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Để lại những nỗi đau tinh thần cực kì lớn lao đối với cộng đồng.
Ngoài những nguyên nhân khách quan trên thì nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu đó chính là tác động của con người vào thiên nhiên. Với những việc làm như chặt phá rừng bừa bãi, thải nước thải công nghiệp trực tiếp ra sông suối, biển…. Những việc làm đó đã đang và sẽ hủy hoại dần đi môi trường sống của nhân loại. Biến đổi khi hậu gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường và toàn xã hội. Nó không chỉ gây thiệt hại về của cải mà còn về tính mạng và tương lai của thế hệ sau này. Chính vì thế toàn thế giới đang ra sức để tìm cách ngăn chặn biến đổi khí hậu....
=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 7 đề 3
Đề 4: Học bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì...
Bài làm
Nhắc đến Phạm Ngũ Lão là nhắc đến một vị tướng tài ba, vừa có tài thao lược lại có tài văn chương. Tên tuổi ông đã được lịch sử gọi tên và trở thành một tấm gương cho bao người noi theo. Đọc bài thơ Thuật Hoài của ông có ý kiến cho rằng : “Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước”. Vậy quan điểm của bạn về vấn đề này là gì?
Bài thơ của Phạm Ngũ Lão được viết theo thể đường luật ngắn gọn gồm có bốn câu sau:
“Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâi
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu”.
Bài thơ đơn giản là tiếng lòng của nhà thơ, ước mơ của trang nam tử hán trong xã hội. Và hai câu thơ cuối đã nhận được rất nhiều những ý kiến trái chiều. Vậy ý kiến nào là đúng?
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
Đầu tiên ta cần phải biết đến vị Vũ Hầu được nhắc đến trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão là ai? Vũ Hầu hay còn gọi là Gia Cát Lượng một nhân vật nổi tiếng thời tam quốc diễn nghĩa với tài trí và mưu lược hơn người. Cả đời ông hi sinh và cống hiến hết mình cho nhà Hán, ông đã trở thành vị quân sư cố vấn đắc lực cho Lưu Bị. Ông cũng góp phần làm nên những chiến thắng hiển hách của Lưu Bị với các thế lực thù địch và tạo nên nhà Hán vững chắc. Ông được coi như một tấm gương sáng, để ngàn đời sau học tập và noi theo. Việc nhà thơ có mơ ước được như Gia Cát Lượng là điều hoàn toàn bình thường và dễ hiểu. Còn nếu hổ thẹn vì mình không được như Gia Cát Lượng phải chăng là đang thái quá và kiêu kì? Nếu bạn đang tồn tại suy nghĩ như vậy thì quả thực bạn đang áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên tác giả rồi. Thứ nhất, Gia Cát Lượng dù tài ba kiệt xuất thật không ai có thể phủ nhận điều đó nhưng suy cho cùng thì ông cũng chỉ là một người bình thường không phải là thần linh hay vua chúa gì hết. Còn mơ được như ông là mơ ước có được lòng trung thành và ái quốc như ông để giúp nước cứu đời. Đây là lí tưởng mà có lẽ tất cả những đấng mày râu trong bất kì thời đại nào kể cả thời bình hay thời loạn đều hướng tới.
Chính vì thế nên ý kiến thứ hai nó biểu hiện một hoài bão lớn tinh thần yêu nước nhận được rất nhiều sự đồng tình của mọi người....