Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh (chị) đã học mà đến nay vẫn không thể nào quên (ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương, Chiếc lược ngà, Bố của Xi-mông,...)

Đề bài: Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh (chị) đã học mà đến nay vẫn không thể nào quên (ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương, Chiếc lược ngà, Bố của Xi-mông,...)

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Thông qua những giá trị trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Dữ đã phản ánh cho chúng ta hiện thực xã hội đương thời, cũng như những bài học nhân sinh về lẽ sống ở đời. Đặc biệt, trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ có phẩm chất hết sức tốt đẹp nhưng cuộc đời lại bất hạnh, đau khổ, từ đó cất lên tiếng nói đòi quyền hạnh phúc cho người phụ nữ đương thời. Chính ý nghĩa sâu sắc ấy là lý do mà đến nay tôi không thể nào quên tác phẩm này. 

“Chuyện người con gái Nam Xương” kể về người con gái có tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản. Từ chiến trường trở về, vì tính ghen tuông mù quáng, Trương Sinh đã đánh mắng Vũ nương rồi đuổi nàng đi, dù cho hàng xóm khuyên ngăn. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đã trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang, để lấy cái chết minh oan cho mình.” Câu chuyện thắt nút ở đây, tạo nên sự hiểu nhầm của người chồng, vô tình đẩy cuộc đời mình vào bi kịch tưởng như không thể hóa giải. Để rồi sau đó, tác giả đã mở nút câu chuyện: Buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói ”Đấy cha Đản lại đến kia kìa”. Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả một đoạn sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không thể trở về trần gian được nữa.

Xuất thân trong một gia đình "kẻ khó", nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Nàng kết duyên cùng Trương Sinh, một người cùng làng. Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa". Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Không chỉ vậy, nàng còn là một người hết sức đa cảm. Những ngày sống lẻ loi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì “nỗi buồn góc bể chân trời” cứ dâng lên trong lòng nàng. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Một người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp như Vũ Nương, nhưng cuối cùng vẫn phải chịu số phận hết sức đau khổ, bất hạnh. Ngày chồng nàng mãn hạn trở về, vì tính đa nghi lại nghe lời trẻ con thơ ngây mà không hề điều tra, suy đoán đã vội vu oan cho nàng. Mặc cho Vũ Nương khóc lóc thanh minh thì Trương Sinh vẫn không tin. Vì quá oan ức mà Vũ nương phải nhảy xuống sông tự vẫn. Trước khi từ giã cõi đời, nàng ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”

Vì tâm hồn đẹp đẽ của nàng, Vũ Nương đã được cứu thoát. Nàng tuy được hầu hạ Linh Phi, nhưng vẫn luôn đau đáu nhớ thương chồng con nơi trần thế. Một ngày nọ, Phan Lang chạy giặc, bị chết đuối, được Linh Phi cứu sống đặng trả ơn. Anh đã gặp người cùng làm là Vũ Nương trong bữa tiệc nơi cung Thủy tinh; Vũ Nương gởi đôi hoa vàng về cho chồng. Nhận được những lời nhắn nhủ của vợ mình, Trương Sinh lập đàn trên bến Hoàng Giang để được gặp vợ, nhưng rồi chỉ thấy bóng Vũ Nương lúc ẩn lúc hiện trên sông. Đó là hiện thực vô cùng nghiệt ngã, hạnh phúc bị tan vỡ khó mà hàn gắn được vì cõi âm - dương là một khoảng trống vắng mênh mông, mù mịt. Dẫu cho Trương Sinh cuối cùng cũng đã nhận ra, ân hận vì tính cách vũ phu của mình mà vợ chết oan, nhưng Vũ Nương cũng chẳng bao giờ có thể quay về trần thế được nữa.

Có thể nói, Nguyễn Dữ đã khắc họa hình ảnh Vũ Nương với những vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam. Qua đó, ông lên án thế lực xấu xa, độc ác như chiến tranh, phong kiến đã cướp mất hạnh phúc của người con gái, đồng thời bày tỏ niềm cảm thông với số phận đau đớn của người phụ nữ đương thời. Tác phẩm đã hàm chứa lời khuyên chân tình từ người xưa: hãy bình tĩnh, sáng suốt để bảo vệ hạnh phúc gia đình, một lời nói nhỏ có thể khiến người ta thương yêu bị tổn thương suốt đời, dẫn đến những bi kịch không thể nào cứu vãn.

Với giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của mình. tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” chắc chắn sẽ luôn sống mãi trong lòng bạn đọc. Vua Lê Thánh Tông cũng đã bày tỏ nỗi xót thương đối với số phận của nàng Vũ Nương qua những vần thơ:

“Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.

Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,

Cung nước chi cho lụy đến nàng.”

 

Xem thêm các bài Văn mẫu 10, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Bài viết số 1

Bài viết số 2

Bài viết số 3

Bài viết số 4

Bài viết số 5

Bài viết số 6

Bài viết số 7

Đề văn tham khảo

Đề văn kể chuyện, tượng tưởng

Đề văn thuyết minh

Đề văn nêu cảm nghĩ

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập