3. Đời sống tinh thần
Câu 1. Tục thờ cúng Hùng Vương thể hiện tín ngưỡng gì của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
Câu 2. Hoa văn trên trống đồng, thạp đồng phản ánh điều gì trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
Bài Làm:
Câu 1. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang giá trị đạo đức truyền thống:
- Ở Việt Nam trong mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng nhất, ở góc độ làng xã là thờ thành hoàng làng, ở góc độ quốc gia dân tộc đó là thờ Vua tổ của một nước - Hùng Vương.
- Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa của người Việt, đó là sự tưởng nhớ, tôn thờ những người có công sinh thành, nuôi dưỡng những người có công với dân với nước.
- Thờ phụng các Vua Hùng và những vị anh hùng có công với dân với nước là sự thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn, tôn kính công đức của các bậc tiền nhân, là cơ sở hình thành lòng nhân ái, tính cộng đồng.
=> Ý thức về tổ tiên và các Vua Hùng, về những người có công với dân, với nước sẽ mang lại giá trị nhân văn sâu sắc, nó khởi phát mối thiện tâm trong mỗi con người, trong cộng đồng xã hội, nhắc nhở con người hành động theo chuẩn mực nhất định và củng cố niềm tin vào sự chứng giám, che trở, kỳ vọng của tổ tiên - các Vua Hùng.
Câu 2. Trống đồng Đông Sơn phản ánh đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc:
- Trống đồng là biểu tượng tiêu biểu của nền văn minh Việt Cổ. Trống đồng thể hiện:
Những ngày lễ hội như hội mùa, thường tổ chức vào mùa thum mọi người tham gia náo nức, tấp nập. Mỗi tốp múa thường có 3-4 người hoặc có khi 6-7 người, hóa trang, đầu đội mũ lông chim; có người thổi kèn, có người cầm vũ khí hoặc nhạc cụ. Họ múa theo một động tác thống nhất và thường hòa với tiếng hát ca. Chính giữa mặt trống đồng là một ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho Mặt trời. Trống đồng còn được gọi là “trống sấm”, người ta đánh trống để cầu nắng, cầu mưa, những nghi lễ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
- Trống đống Đông Sơn là sản phẩm của sáng tạo lao động, một tác phẩm nghệ thuậ với những hình ảnh trang trí phong phú, sinh động, phủ đầy trên mặt trống đồng và tang trống, phản ánh bằng hình ảnh của cuộc sống lao động, những hình thức tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thời Hùng Vương.