I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
BỐI CẢNH LỊCH SỬ |
- Thời kì trung đại, Tây Âu chìm trong đêm trường trung cổ. - Hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành. - Phong trào xuất hiện đầu tiên ở Italia vào thế kỉ XIV, sau đó lan rộng ra các nước khác ở Tây Âu cho đến cuối thế kỉ XVI. |
MỤC TIÊU |
Khôi phục tinh hoa văn hoá Hy Lạp, La Mã, xây dựng nền văn hoá mới, đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kĩ thuật. |
TIỀN ĐỀ KINH TẾ |
- Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế hàng hoá, thị trường, giao thương. - Thế kỉ XIV- XV, kĩ thuật có nhiều cải tiến, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa tập trung, ngân hàng ra đời, nền sản xuất mở rộng. |
TIỀN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI |
- Lực lượng tư sản vừa ra đời cần có hệ tư tưởng và nền văn hoá mới, đấu tranh chống lại tư tưởng bảo thủ của giai cấp phong kiến và giáo hội Thiên Chúa giáo. - Trào lưu tư tưởng nổi bật là chủ nghĩa nhân văn (humanisme), đề cao giá trị nhân bản và tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ. |
II. THÀNH TỰU VĂN MINH
Lĩnh vực |
Thành tựu tiêu biểu |
Ý nghĩa |
Giá trị ảnh hưởng ở hiện tại |
Văn học |
- Tác phẩm Thần khúc, Cuộc đời mới của Đan-tê, tiểu thuyết có tập truyện Mười ngày của Bô-ca-xi-ô, Đôn Ki-hô-tê của M. Xéc-van-téc,.. - Nhà soạn kịch vĩ đại W. Sếch-xpia đã viết nhiều vở bi, hài kịch nổi tiếng, phản ánh đời sống xã hội đầy biến động như Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Ô-ten-lô,... |
Truyền bá tư tưởng nhân đạo, ca ngợi tình yêu, sự tự do, chống Giáo hội và chế độ phong kiến lạc hậu. |
- Giá trị hiện thực trong nhiều vực: văn học, điện ảnh,... - Giáo dục nhân cách, lối sống. |
Nghệ thuật |
- Hội hoạ và điêu khắc thường mượn chủ đề tôn giáo nhưng mang tính hiện thực; thể hiện các đường nét trên cơ thể nhân vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ lệ. - Lê-ô-na đờ Vanh-xi với những tuyệt tác như La Giô-công-đơ, Bữa ăn tối cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá,..., Mi-ken-lăng-giơ là hoạ sĩ và là nhà điêu khắc để lại các tác phẩm nổi tiếng như: Thiên chúa sáng thế trên trần Nhà nguyện Xích-xtin, Cuộc phán xét cuối cùng,... tượng Ða-vít, tượng Đức Mẹ sầu bi; hoạ sĩ Ra-pha-en với các tác phẩm như Trường học A-ten, Chúa Ki-tô bị đóng đinh, Khu vườn xinh đẹp,... |
Thể hiện giá trị nhân văn, khao khát tự do, tư tưởng nhân đạo, ca ngợi tình yêu, sự tự do, đấu tranh chống Giáo hội và chế độ phong kiến lạc hậu. |
- Giá trị du lịch, điện ảnh, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc,... - Giáo dục nhân cách, lối sống, thái độ làm việc. |
Khoa học tự nhiên, triết học |
- Toán học, Vật lí, Y học: thuyết hình học giải tích của R. Đê-các-tơ, nghiên cứu về áp suất khí quyển của E. Tô-ri-xe-li; thuật giải phẫu của nhà y học Vê-da-lơ, sự tuần hoàn máu của Ha-vi,... - Thiên văn học: N. Cô-péc-ních với thuyết Nhật tâm; G. Bru-nô phát triển thêm với nhận thức Mặt Trời là trung tâm của Thái dương hệ; G. Ga-li-lê với thành tựu cải tiến kính thiên văn, cải tiến la bàn, nghiên cứu về chuyển động học,... - Kĩ thuật: tiến bộ trong lĩnh vực dệt, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, hàng hải,... - Triết học: Các triết gia theo trường phái duy vật công kích triết học kinh viện, chủ nghĩa duy tâm, hướng tới tách triết học ra khỏi thần học. - Tư tưởng: chủ nghĩa nhân văn, mang nhiều điểm tiến bộ, thu hút các đại biểu đấu tranh trên nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, khoa học,... |
Khoa học và triết học thời Phục hưng đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều và kinh viện của Giáo hội, mở đường cho khoa học phát triển. |
- Là cơ sở cho khoa học tự nhiên, thiên văn học, triết học hiện đại phát triển. - Có giá trị đến ngày nay, đóng góp quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại. |