I. KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
a. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
- Xuất phát từ nhu cầu thuỷ lợi và trị thuỷ, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang... các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sớm hình lối đại thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhà nước Việt Nam qua các thời kì cũng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Chính quá trình này cũng góp phần hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam trong lịch sử.
b. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước
- Cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đã khai phá đất đai, tiến hành sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần,...
- Hoạt động kinh tế, văn hoá của cộng đồng các dân tộc đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.
- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chung vai sát cánh trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang, có sự tham gia của đồng bào các dân tộc thiểu số vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng,.. trong thời kì Bắc thuộc.
- Sang thời kì phong kiến độc lập, các dân tộc thiểu số có những đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Mông Nguyên, Minh, Thanh.
- Từ nửa sau thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, đồng bào các dân tộc Khmer, Xtiêng, Mnông, Ba-na, Mường, Thái, Hmông, Dao,.. đã tổ chức và tham gia các cuộc đấu tranh lật đồ ách thống trị của thực dân Pháp, quân phiệt Nhật Bản.
- Sau Cách mạng tháng Tam 1945, đồng bào dân tộc tích cực đóng góp sức người, sức của làm nên thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Mối quan hệ hoà hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá.
- Là nguồn sức mạnh để cộng Đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ" độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
II. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY
a. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
- Quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước xác định các nguyên tắc cơ bản là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
- “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc. Việt Nam".
- Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc:
+ Bình đẳng
+ Đoàn kết
+ Tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển
b. Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam
- Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, bao gồm:
+ Các chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Các chính sách về phát triển văn hoá, xã hội, giáo dục – đào tạo, y tế.
+ Các chính sách về xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc.