Câu 1: Trong bài Thưa chuyện với mẹ, từ khi nào thì Cương phát hiện ra mình thấy nhớ cái lò rèn cạnh trường?
- A. Từ ngày cái lò rèn bị phá bỏ
- B. Từ ngày bác chủ lò rèn nghỉ làm, lò rèn không ai lui tới nữa
-
C. Từ ngày phải nghỉ học
- D. Từ ngày em phải rời xa quê
Câu 2: Cương đã ngỏ ý với mẹ như thế nào?
-
A. Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn
- B. Con quyết định sẽ đi học nghề rèn
- C. Mẹ ơi con nhớ cái lò rèn cạnh trường quá
- D. Ngày mai con sẽ tới lò rèn học nghề
Câu 3: Mặc dù mẹ đã nghe rõ mồn một nhưng vẫn hỏi lại Cương, Cương đã trả lời mẹ ra sao?
- A. Con chỉ đùa mẹ thôi ạ, con còn nhỏ học nghề rèn sao được
- B. Con muốn học nghề rèn những nếu mẹ không muốn thì thôi ạ
- C. Mẹ không muốn con làm thợ rèn sao?
-
D. Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn
Câu 4: Từ hai câu: "Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề thợ rèn" và "Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn" em thấy được thái độ của Cương như thế nào?
-
A. Cương quyết, quyêt tâm
- B. Lo sợ, do dự
- C. Lo lắng, sợ khó khăn
- D. Phân vân không quyết định được
Câu 5: Cương xin học nghề rèn để làm gì?
- A. Cương muốn trở thành một người thợ rèn giỏi có tiếng trong vùng
- B. Cương muốn giúp bác thợ rèn phát triển nghề thợ rèn
-
C. Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ
- D. Cương cảm thấy nghề thợ rèn rất vui và thú vị.
Câu 6: Nội dung chính của bài Thưa chuyện với mẹ là gì?
- A. Muốn học nghề thợ rèn để giúp đỡ gia đình
- B. Cương đã thuyết phục mẹ rằng nghề nào cũng đáng trọng để mẹ đồng tình với em
-
C. cả A và B đều đúng
- D. cả A và B đều sai
Câu 7: Trong bài Trung thu độc lập, từ nào cùng nghĩa với từ ước mơ:
-
A. ước muốn
- B. mơ tưởng
- C. Mơ mộng
- D. Hoang tưởng
Câu 8: Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ Cầu được ước thấy có nghĩa là gì?
-
A. Đạt được điều mình mơ ước
- B. Nếu đứng trên cầu mà ước nguyện thì điều ước sẽ thành hiện thực
- C. Đứng trên một chiếc cầu sẽ thấy điều ước của mình
- D. Mọi mơ ước đều là viển vông như việc đứng trên cầu nhìn nước chảy.
Câu 9: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ ước mơ?
-
A. ước muốn, ước ao, ước nguyện...
- B. ướt áo, ướt quần, ướt giày....
- C. mơ tưởng, hoang tưởng, tưởng tượng....
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Động từ là gì?
- A. Động từ là những từ chỉ sự vật
- B. Động từ là những từ chỉ tình cảm, trạng thái, tính chất của sự vật
-
C. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
- D. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người
Câu 11: Trong bài Điều ước của vua Mi-đát, ai là người cho vua một điều ước?
- A. Thần Dớt
-
B. Thần Đi-ô-ni-dốt
- C. Thần tình yêu
- D. Một ông lão tốt bụng
Câu 12: Vua Mi-đát xin thần điều gì?
- A. Xin có thật nhiều vàng bạc châu báu
- B. Xin có một đôi tay bằng vàng
-
C. Xin cho mọi vật mà vua chạm vào đều hóa thành vàng
- D. Xin cho đất nước giàu có, lớn mạnh
Câu 13: Khi thất cả thức ăn, thức uống đều biến thành vàng, nhà vua nhận ra điều gì?
- A. Ông biết mình đã xin được một điều ước tuyệt vời
- B. Ông biết mình đã xin được một điều ước vĩ đại
-
C. Ông biết mình đã xin được một điều ước khủng khiếp
- D. Chỉ A và B đúng
Câu 14: Qua câu chuyện em thấy vua Mi-đát có tính cách gì?
- A. Tham lam
-
B. Tham lam nhưng biết hối hận
- C. Đần độn
- D. cả A và C đều đúng