Câu 1: Trong bài tập đọc " Con sẻ", trên đường đi con chó thấy gì?
- A. Một con chuột con
- B. Một con mèo nhỏ
- C. Một con sẻ con
-
D. Một đàn chim sẻ
Câu 2: Cô-péc-ních là ai?
- A. Họa sĩ nổi tiếng người I-ta-li-a
-
B. Nhà thiên văn học người Ba Lan
- C. Nhà thiên văn học người I-ta-li-a
- D. Nhạc sĩ thiên tài người Áo
Câu 3: Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để làm gì?
- A. dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết với người khác
- B. dùng để giới thiệu bản thân người nói, người viết với người khác
-
C. dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác.
- D. dùng để nêu thắc mắc cần được giải đáp của người nói, người viết với người khác
Câu 4: Ga-li-lê là ai?
- A. Nhà văn người Đan Mạch
-
B. Nhà thiên văn học người I-ta-li-a
- C. Nhạc sĩ thiên tài người Áo
- D. Nhà thiên văn học người Ba Lan
Câu 5: Câu khiến (câu cầu khiến) thường được kết thúc bằng dấu câu nào?
- A. dấu hỏi
-
B. dấu chấm than hoặc dấu chấm
- C. dấu hỏi hoặc dấu ngã
- D. dấu ngã
Câu 6: Chi tiết miêu tả nào cho thấy sự non nớt và yếu ớt của chú sẻ con?
-
A. Mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ.
- B. Lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết.
- C. Giọng yếu ớt nhưng hung dữ và khẳn đặc.
- D. Đôi cánh yếu ớt đang đập chới với trong không trung.
Câu 7: Người xưa có quan niệm sai lầm gì về trái đất?
- A. Trái đất là một hình e líp.
-
B. Trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên. Mặt trời, mặt trăng và các vì sao đều quay quanh trái đất.
- C. Trái đất tự quay xung quanh mình.
- D. Mặt trời là trung tâm của vũ trụ, trái đất quay xung quanh mặt trời.
Câu 8: Theo con, khi nhìn thấy con sẻ con, con chó định làm gì?
- A. Định đưa sẻ con trở lại tổ với sẻ mẹ
- B. Định đế bên an ủi sẻ con
- C. Bắt về nuôi vì tưởng sẻ con là con của mình
-
D. Định vồ lấy và ngoạm sẻ con
Câu 9: Con chó chứng kiến hành động và việc làm của con sẻ mẹ đã có biểu hiện như thế nào?
- A. Tiến tới vồ cả sẻ mẹ và sẻ con.
- B. Sủa lên inh ỏi để lấy uy trước hai con sẻ yếu ớt.
-
C. Dừng lại và lùi.
- D. Chạy lại phía sau sủa báo động cho chủ biết.
Câu 10: Ai là người đầu tiên bác bỏ quan niệm sai lầm về trái đất đó?
- A. Ga-li-lê
-
B. Cô-péc-ních
- C. Xi-ôn-cốp-xki
- D. An-đrây Xa-va-na
Câu 11: Mọi người phản ứng như thế nào trước ý kiến mà Cô-péc-ních đưa ra?
- A. Mọi người hết sức tán dương và ủng hộ
-
B. Mọi người đều sửng sốt, thậm chí có người còn cho đó là tà thuyết
- C. Mọi người đều đem sách vở tới để nghe Cô-péc-ních diễn thuyết về học thuyết mới này
- D. Mọi người đề nghị Cô-péc-ních nên xuất bản thành sách để nhiều người biết đến học thuyết này
Câu 12: Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
-
A. Ông cho rằng trái đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời
- B. Ông cho rằng mặt trăng, mặt trời và các vì sao đều quay quanh trái đất
- C. Ông cho rằng trái đất là một quả cầu rỗng không lõi
- D. Ông cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ
Câu 13: Ý nghĩa câu chuyện Con sẻ?
- A. Chê trách hành động độc ác của con sói.
- B. Chê trách hành động vô tâm của người chủ vì không sớm ngăn cản con chó.
-
C. Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
- D. Ca ngợi sự trung thành của con chó.
Câu 14: Ý nghĩa bài văn Dù sao thì trái đất vẫn quay?
- A. Ca ngợi lòng dũng cảm của nhà thơ dám đấu tranh chống lại tên vua hung hăng, độc ác
-
B. Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học
- C. Ca ngợi vị anh hùng cái thế đã đánh đuổi được bọn phản loạn
- D. Cho thấy cuộc sống lầm than của người dân dưới thời phong kiến
Câu 15: Trong các câu sau, câu nào là câu khiến?
- A. Trời nắng quá!
- B. Hôm nay, trời rất nắng.
-
C. Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng!
- D. Trời có nắng lắm không?