Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 23: Vẻ đẹp muôn màu

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 2 tuần 23: Vẻ đẹp muôn màu. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Bà mẹ trong bài thơ " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ " là người dân tộc nào?

  • A. dân tộc Tày
  • B. dân tộc Thái
  • C. dân tộc Tà-ôi
  • D. dân tộc Hmông

Câu 2: A-kay theo tiếng dân tộc trong bài " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ " có nghĩa là gì?

  • A. bố
  • B. con
  • C. mẹ
  • D. bà

Câu 3: Loài cây nào được nhắc tới trong bài " Hoa học trò"?

  • A. Cây bàng
  • B. Cây phượng
  • C. Cây bằng lăng
  • D. Cây xương rồng

Câu 4: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?

"Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư."

  • A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
  • B. Đánh dấu phần chú thích.
  • C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  • D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 5: Hoa phượng nở báo hiệu điều gì?

  • A. mùa xuân về
  • B. mùa thi, kết thúc năm học
  • C. mùa khai giảng
  • D. mùa hè kết thúc

Câu 6: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?

"Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn."

  • A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
  • B. Đánh dấu phần chú thích.
  • C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  • D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 7: Con hiểu thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?

  • A. là những em bé cả đời chỉ sống trên lưng mẹ.
  • B. là những em bé từ nhỏ đã phải theo mẹ lên nương rẫy, cùng mẹ làm việc.
  • C. chỉ những em bé cả đời chỉ quanh quẩn bên mẹ, không bao giờ dám đi đâu xa.
  • D. những người phụ nữ miền núi có tập quán đi đâu hoặc làm gì cũng sẽ địu con trên lưng

Câu 8: Trong các đáp án dưới đây, đáp án nào không phải là tác dụng của dấu gạch ngang?

  • A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đoạn hội thoại.
  • B. Đánh dấu phần chú thích.
  • C. Đánh dấu cụm từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
  • D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 9: Vì sao tác giả giả lại gọi phượng là “hoa học trò”?

  • A. Vì phượng cũng giống như người học trò, cần mẫn, chăm chỉ, quanh năm tỏa bóng mát cho mọi người.
  • B. Vì phượng trẻ trung, rực rỡ như những cô cậu học trò tuổi còn trẻ trung.
  • C. Vì phượng gần gũi, gắn bó tuổi học trò. Theo suốt các cô cậu học trò và đi liền với biết bao kỉ niệm.
  • D. Vì phượng mang sắc xanh, màu xanh của sự trẻ trung, tươi mới

Câu 10: Ý nghĩa của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ? 

  • A. Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  • B. Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ dân tộc Tà-ôi trong thời kì hòa bình.
  • C. Ca ngợi tình yêu thiên nhiên, xót thương vạn vật quanh mình của người phụ nữ dân tộc Tà-ôi.
  • D. Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ dân tộc Tày trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 

Câu 11: Đâu không phải là hình ảnh so sánh trong bài" Hoa học trò"?

  • A. Những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
  • B. Lá xanh um, mát rượu, ngon lành như lá me non.
  • C. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.
  • D. Khắp phố phường bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. 

Câu 12: Ý nghĩa bài văn Hoa học trò?

  • A. Phượng là loài cây mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo, hơn thế nó còn gắn bó và thân thuộc đối với tuổi học trò.
  • B. Phượng là loài cây vô cùng có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế nước nhà.
  • C. Nỗi niềm nhớ nhung bạn bè, mái trường của các cô cậu học trò mỗi độ phượng nở, hè về.
  • D. Giải thích cơ chế sinh sống của cây phượng

Câu 13: Người mẹ  trong bài thơ " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ "  làm những công việc gì?

  • A. tỉa bắp
  • B. giã gạo
  • C. địu con
  • D. cả A,B,C đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tiếng Việt 4, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tiếng Việt 4 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 4.

TIẾNG VIỆT 4 TẬP 1

TIẾNG VIỆT 4 TẬP 2

Lớp 4 | Để học tốt Lớp 4 | Giải bài tập Lớp 4

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 4, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.