Câu 1: Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
- A. Khi Bác đang ở bên Pháp tìm đường cứu nước
- B. Khi Bác đang đi công tác ở Liên Xô, Thái Lan
-
C. Khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong tù.
- D. Khi Bác đang ngồi trên thuyền nghe được tin thắng trận của quân dân ta.
Câu 2: Người ta thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trong câu nhằm mục đích gì?
- A. Để xác định kết quả của sự việc diễn ra trong câu.
-
B. Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.
- C. Để xác định nơi chốn, địa điểm diễn ra sự việc trong câu.
- D. Để xác định nguyên nhân diễn ra sự việc trong câu
Câu 3: Trong truyện:" Vương quốc vắng nụ cười", vương quốc nọ có đặc điểm gì khác thường?
- A. Người dân không ai biết khóc.
-
B. Người dân không ai biết cười.
- C. Người dân không ai biết ngủ.
- D. Người dân không ai biết nói chuyện.
Câu 4: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân được thêm vào trong câu nhằm mục đích gì?
- A. Xác định địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc trong câu.
- B. Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu
-
C. Nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu.
-
D. Bổ sung cho nguyên nhân dẫn tới sự việc trong câu.
Câu 5: Con hiểu ý nghĩa câu ”Trong tù không rượu cũng không hoa” có nghĩa là gì?
- A. Trong hoàn cảnh chiến tranh thiếu thốn không có rượu cũng không có hoa.
- B. Bác Hồ rất thích uống rượu và ngắm hoa.
-
C. Hoàn cảnh trong tù vô cùng thiếu thốn.
- D. Bác Hồ rất khó chịu vì người cai ngục vẫn chưa đem rượu và hoa tới.
Câu 6: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân không trả lời cho câu hỏi nào?
- A. Tại sao?
- B. Nhờ đâu?
- C. Nguyên nhân gì?
-
D. Khi nào?
Câu 7: Câu thơ “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” cho thấy điều gì ở Bác Hồ?
-
A. Bác Hồ có tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên
- B. Bác Hồ đau đáu nỗi lo lắng cho vận mệnh của Tổ quốc, của dân tộc.
- C. Bác Hồ rất yêu trẻ nhỏ.
- D. Bác Hồ là một người làm việc rất có nguyên tắc.
Câu 8: Trạng ngữ chỉ thời gian không trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?
- A. Bao giờ?
- B. Khi nào?
- C. Mấy giờ?
-
D. Ở đâu?
Câu 9: Trong vương quốc chỉ có ai là cười được?
- A. Chỉ có đàn ông mới cười được
- B. Chỉ có đàn bà mới cười được
-
C. Chỉ có rất ít trẻ con cười được
- D. Chỉ có rất ít các cụ già cười được
Câu 10: Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy lại buồn chán như vậy?
- A. Vì nhà vua thường đưa ra những luật lệ hà khắc ép dân làm theo.
- B. Vì cư dân ở đó ai cũng lười biếng, chỉ thích đóng cửa ngủ trong nhà cả ngày.
-
C. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
- D. Vì nhà vua ra lệnh cho nhân dân không ai được cười đùa, cả ngày phải giữ vẻ mặt lạnh tanh vô cảm
Câu 11: Ai là người đã nhận ra được mối nguy cơ đó?
- A. Các vị đại thần
- B. Các bô lão
- C. Những đứa trẻ
-
D. Nhà vua
Câu 12: Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
-
A. Cử ngay một vị đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
- B. Cử ngay một vị đại thần đi du học, chuyên về y học.
- C. Tự mình mày mò nghiên cứu cách tạo ra nụ cười
- D. Dò hỏi bọn trẻ con làm sao để có thể cười được.
Câu 13: Ý nghĩa của bài thơ Không đề?
-
A. Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp hoàn cảnh kháng chiến đầy gian khổ, thiếu thốn.
- B. Lối sống nguyên tắc, tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ
- C. Sự kiên trì và quyết tâm của Bác Hồ trong việc học ngoại ngữ.
- D. Lòng yêu thể thao, sự quyết tâm, bền bỉ và kiên trì của Bác Hồ trong việc xách bương tưới cây để rèn luyện thân thể.