Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 6: Măng mọc thẳng

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 1 tuần 6: Măng mọc thẳng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ai là tác giả của bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”?

  • A. Xu-khôm-lin-xki.
  • B. La Phông-ten.
  • C. Giét-xtép.
  • D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 2: Khi mẹ bảo An-đ rây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu bé như thế nào?

  • A. Vùng vằng không muốn đi vì trên ti vi đang chiếu chương trình hoạt hình em yêu thích
  • B. Vùng vằng không muốn đi vì em đến giờ đi đá bóng với mấy đứa bạn
  • C. Dù không muốn nhưng cũng nhận lời mẹ đi mua thuốc cho ông
  • D. Nhanh nhẹn đi ngay
Câu 3: Dọc đường đi mua thuốc cho ông, An-đrây-ca làm gì?
  • A. Chơi bi cùng các bạn.
  • B. Đá bóng cùng các bạn.
  • C. Đá cầu cùng các bạn.
  • D. Chơi game cùng các bạn

Câu 4: Dằn vặt có nghĩa là gì?

  • A. Sự quyết tâm không có gì có thể ngăn trở được
  • B. Làm cho đau đớn, buồn khổ một cách dai dẳng. Nghĩa trong bài: tự trách mình
  • C. Nỗi nhớ nhung kéo dài triền miền không cách nào dừng lại
  • D. Xúc động không thể nào kiềm chế được một lời hứa nói hoặc hành động nào đó.

Câu 5: Chuyện gì xảy ra khi An-đ rây-ca mang thuốc về nhà?

  • A. Ông em đang phải thở ô-xi, trong nhà có một bác sĩ tới bên chăm sóc
  • B. Bố em đã về nhà, ngồi bên giường ông và quay ra nhìn em bằng đôi mắt vô cùng căm giận
  • C. Mẹ em đang khóc nấc lên, ông em đã qua đời
  • D. Bố em đang khóc nấc lên, ông em đã qua đời

Câu 6: Câu chuyện cho thấy An-đ rây-ca là người như thế nào?

  • A. Thật thà nghiêm khắc với bản thân
  • B. Có ý thức trách nhiệm
  • C. Cả hai ý trên đều đúng
  • D. Cả hai ý trên đều sai

Câu 7: Trong bài chị em tôi, cô chị xin phép ba đi đâu?

  • A. Xin phép ba đi tới rạp chiếu bóng xem phim
  • B. Xin phép ba đi tập văn nghệ với các bạn
  • C. Xin phép ba đi học nhóm
  • D. Xin phép ba đi họp cán bộ lớp

Câu 8: Cô xin phép ba đi học nhóm nhưng thực chất là đi đâu?

  • A. Đi cùng các bạn tới thăm cô giáo chủ nhiệm đang bị ốm
  • B. Đi cùng các bạn đi chơi, xem phim...
  • C. Đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường
  • D. Đi giảng bài cho bạn cùng lớp bị ốm không đi học được.

Câu 9: Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại cảm thấy ân hận?

  • A. Vì là chị cả mà cô lại không làm gương cho em
  • B. Vì cô không đưa ra được lí do nào mới mẻ hơn để nói dối ba
  • C. Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì đã quen nói dối
  • D. Vì cô lo sợ một ngày bị phát hiện sẽ bị ba mắng và trách phạt

Câu 10: Có bao nhiêu danh từ riêng trong đoạn văn sau:

Năm 1175, vua Lý Thánh Tông mất di chiếu do Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn con mình là Long Xưởng. Bà cho vàng bạc đút lót vợ ông để nhờ ông giúp đỡ nhưng ông nhất định không nghe.

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 11: Trong các câu sau câu nào có từ cùng nghĩa với từ trung thực?

  • A. Thời nhà Lý, Tô Hiến Thành nổi tiếng là một vị quan vô cùng chính trực
  • B. Trong truyện cổ tích, Cáo thường là con vật vô cùng gian ngoan
  • C. Trên đời này, không có gì tệ hại hơn là dối trá
  • D. Lừa dối người khác cuối cùng sẽ chẳng còn ai dám tin tưởng mình nữa đâu.

Câu 12: Trong các câu sau câu nào có từ trái nghĩa với từ trung thực?

  • A. Anh ấy là một người rất bộc trực
  • B. Những người thẳng tính thường dễ mất lòng người khác
  • C. Học sinh không nên gian lận trong thi cử
  • D. Lan cúi đầu, chân thành cảm ơn người đã giúp đỡ em bấy lâu nay.

Câu 13: Dòng nào dưới đây nếu đúng nghĩa của từ tự trọng?

  • A. Tin vào bản thân mình
  • B. Quyết định lấy công việc của mình
  • C. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
  • D. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác

Câu 14: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không nói về tính trung thực?

  • A. thẳng như ruột ngựa
  • B. thuốc đắng dã tật
  • C. cây ngay không sợ chết đứng
  • D. đói cho sạch, rách cho thơm

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tiếng Việt 4, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tiếng Việt 4 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 4.

TIẾNG VIỆT 4 TẬP 1

TIẾNG VIỆT 4 TẬP 2

Lớp 4 | Để học tốt Lớp 4 | Giải bài tập Lớp 4

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 4, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.