Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây?

  • A. Tính đặc thù của các tế bào.
  • B. Tính đa dạng của các tế bào giao tử.
  • C. Tính ưu việt của các tế bào nhân thực.
  • D. Tính toàn năng của các tế bào.

Câu 2: Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc tính di truyền thì cần sử dụng phương pháp nào sau đây?

  • A. Dung hợp tế bào trần.
  • B. Cấy truyền phôi.
  • C. Nuôi cấy mô tế bào.
  • D. Nuôi cấy hạt phấn.

Câu 3: Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây?

  • A. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi.
  • B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
  • C. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi.
  • D. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần.

Câu 4:  Kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây cho vi sinh vật?

  • A. Giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ chuyển hóa, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
  • B. Giúp vi sinh vật có khả năng phân bố rộng khắp trong mọi loại môi trường.
  • C. Giúp vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
  • D. Giúp vi sinh vật có khả năngdi chuyển nhanh trong mọi loại môi trường.

Câu 5: Cho các thao tác thực hiện thí nghiệm sau:

(1) Dùng kim nhọn tách lấy bao phấn rồi cố định mẫu trong dung dịch Carnoy trong 15 phút.

(2) Lấy 3 bao phấn đặt lên phiến kính, dầm bao phấn bằng kim nhọn.

(3) Ngâm trong HCl 1,5N trong 5 phút, nhuộm bằng aceto-orcein 2 % trong 20 phút.

(4) Hút hết phẩm nhuộm thừa, nhỏ 1 giọt acetic acid 5 %, đậy lá kính và dùng ngón tay cái ấn nhẹ để dàn đều tế bào.

(5) Quan sát tiêu bản ở các vật kính 10×, 40×.

Trình tự các thao tác để quan sát quá trình giảm phân ở tế bào bao phấn là

  • A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
  • B. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
  • C. (1) → (2) → (4) → (3) → (5).
  • D. (1) → (4) → (2) → (3) → (5).

Câu 6: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?

  • A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt.
  • B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh.
  • C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày.
  • D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh.

Câu 7: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

  • A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.
  • B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.
  • C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.
  • D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật.

Câu 8: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?

  • A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt.
  • B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh.
  • C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày.
  • D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh.

Câu 9: Cho các phương pháp sau đây:

(1) Phương pháp định danh vi khuẩn

(2) Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi

(3) Phương pháp phân lập vi sinh vật

(4) Phương pháp nuôi cấy

Trong các phương pháp trên, số phương pháp được sử dụng để nghiên cứu vi sinh vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 10: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

  • A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng
  • B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng
  • C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng
  • D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng

Câu 11: Cho các phương pháp sau đây:

(1) Phương pháp định danh vi khuẩn

(2) Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi

(3) Phương pháp phân lập vi sinh vật

(4) Phương pháp nuôi cấy

Trong các phương pháp trên, số phương pháp được sử dụng để nghiên cứu vi sinh vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 12: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

  • A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt
  • B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường
  • C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt
  • D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường

Câu 13: Cho các lợi ích sau:

(1) Sản xuất được mọi loại chế phẩm sinh học cần thiết.

(2) Tạo ra một lượng lớn chế phẩm trong thời gian ngắn.

(3) Giảm giá thành sản phẩm.

Sử dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học đem những lợi ích là

  • A. (1), (2).
  • B. (1), (3).
  • C. (2), (3).
  • D. (1), (2), (3).

Câu 14: Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là sai? 

  • A. Mọi quá trình phân bào đều diễn ra theo chu kì tế bào
  • B. Chu kì tế bào luôn gắn với quá trình nguyên phân
  • C. Ở phôi, thời gian của một chu kì tế bào rất ngắn
  • D. Trong chu kì tế bào, pha G11 thường có thời gian dài nhất

Câu 15: Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa gì?

  • A. Thuận lợi cho sự phân li
  • B. Thuận lợi cho sự nhân đôi NST
  • C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST
  • D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn

Câu 16: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

  • A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng.
  • B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng.
  • C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng.
  • D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng.

Câu 17: Hãy chọn câu sai trong các câu: Ý nghĩa của việc ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là gì?

  • A. Giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất
  • B. Giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như sạch nấm bệnh, đồng đều về đặc tính của giống gốc …
  • C. Giúp tạo ra nhiều biến dị tốt
  • D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Câu 18: Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo nhân sơ?

  • A. Vi khuẩn
  • B. Vi nấm
  • C. Vi tảo
  • D. Động vật nguyên sinh

Câu 19: Hãy cho biết: Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người là thành tựu nhờ?

  • A. Công nghệ tạo động vật biến đổi gen.
  • B. Công nghệ tạo thực vật biến đổi gen.
  • C. Công nghệ tạo ra các chủng vi sinh vật mới
  • D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật

Câu 20: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về

  • A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
  • B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
  • C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
  • D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi

Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?

  • A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi
  • B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ
  • C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh
  • D. Có khả năng phân bố rộng ở hầu hết các môi trường

Câu 22: Cho các nhóm sinh vật sau đây:

(1) Vi khuẩn

(2) Động vật nguyên sinh

(3) Động vật không xương sống

(4) Vi nấm

(5) Vi tảo

(6) Rêu

Số nhóm sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật là

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 23: Để theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử cần sử dụng kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây?

  • A. Kĩ thuật cố định.
  • B. Kĩ thuật nhuộm màu.
  • C. Kĩ thuật siêu li tâm.
  • D. Kĩ thuật đồng vị phóng xạ.

Câu 24: Vi khuẩn có các đám long roi ở cả hai cực của tế bào được gọi là?

  • A. Lophotrichous
  • B. Peritrichous
  • C. Amphitrichous
  • D. Monotrichous

Câu 25: Kích thước gần đúng của tế bào vi khuẩn là bao nhiêu?

  • A. Đường kính 2mm
  • B. Đường kính 1mm
  • C. Đường kính 2 micromet
  • D. Đường kính 0,5 đến 1,0 micromet

Câu 26: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò

  • A. tiết acid lactic để làm đông tụ tinh bột và protein trong đậu tương.
  • B. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.
  • C. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương.
  • D. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.

Câu 27: Điền vào cho đúng: Trong lai tế bào, khi nuôi hai dòng tế bào ….. trong cùng một môi trường, chúng có thể kết hợp lại với nhau thành ….. chứa bộ nhiễm sắc thể của hai tế bào gốc.

  • A. sinh dưỡng khác loài - tế bào lai
  • B. sinh dục - tế bào thai
  • C. sinh dưỡng - hợp tử
  • D. sinh dục - hợp tử.

Câu 28: Cho biết: Điều kiện quan trọng nhất để chuyển từ dạng sợi sang dạng men trong phòng thí nghiệm là?

  • A. Môi trường nghèo chất dinh dưỡng
  • B. Môi trường giàu chất dinh dưỡng
  • C. Nhiệt độ cao
  • D. Nhiệt độ thấp

Câu 29: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?

  • A. Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên
  • B. Làm sạch môi trường
  • C. Cải thiện chất lượng đất
  • D. Tăng sức đề kháng cho vật nuôi

Câu 30: Chọn ý đúng: Đặc điểm của vi sinh vật ưa nhiệt và siêu ưa nhiệt là?

  • A. Prôtêin của chúng được tổng hợp mạnh ở nhiệt độ lạnh
  • B. Enzim và prôtêin của chúng thích ứng với nhiệt độ cao
  • C. Các enzim của chúng dễ mất hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao
  • D. Rất dễ chết khi môi trường gia tăng nhiệt độ

Câu 31: Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là

  • A. quang tự dưỡng.
  • B. quang dị dưỡng.
  • C. hóa tự dưỡng.
  • D. hóa dị dưỡng.

Câu 32: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ là do: 

  • A. Các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau
  • B. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con
  • C. NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con
  • D. Ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào

Câu 33: Chọn ý đúng: Tế bào vi khuẩn có thể trải qua quá trình nào cho phép chúng lấy các đoạn ADN trong môi trường và đưa chúng vào bộ gen của chúng?

  • A. Truyền tải
  • B. Nhân rộng
  • C. Tái tổ hợp
  • D. Chuyển đổi

Câu 34: Cho các nhận định sau:

(1) Vi khuẩn lam không cố định nitơ có thể sử dụng nguồn nitơ là NH4+ để sinh tổng hợp protein cho mình

(2) Trùng đế giày sử dụng nguồn nitơ là NH4+ để sinh tổng hợp protein cho mình.

(3) Vi khuẩn lam không cố định nitơ không sử dụng được nguồn nitơ là NO3-

Có bao nhiêu nhận định KHÔNG đúng?

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 0

Câu 35: Dựa vào đặc điểm nào của virus mà người ta có thể sử dụng virus làm vector chuyển gene?

  • A. Virus có thể được nuôi cấy trong môi trường tổng hợp như vi khuẩn nên có thể dễ dàng nuôi cấy để làm vector chuyển gene.
  • B. Virus có một số đoạn gen không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.
  • C. Virus luôn chứa vật chất di truyền là DNA nên có thể tổng hợp được các sản phẩm cần thiết cho con người.
  • D. Virus tồn tại trong môi trường tự nhiên với số lượng lớn nên có thể thu nhận để làm vector chuyển gene mà không gây tốn chi phí.

Câu 36: Họ vi khuẩn nào sau đây gây bệnh cho cây có múi và cây khác?

  • A. Mycoplasmataceae
  • B. Acholeplasmataceae
  • C. Spiroplasmataceae
  • D. Anaplasmataceae

Câu 37: Cho các thành tựu sau:

(1) Sản xuất vaccine để phòng các bệnh do virus gây ra.

(2) Sản xuất kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.

(3) Sản xuất hormone insulin để điều trị bệnh tiểu đường.

(4) Sản xuất interferon để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Trong các thành tựu trên, số các thành tựu là ứng dụng của virus trong y học là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4

Câu 38: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là

  • A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
  • B. tự dưỡng và dị dưỡng.
  • C. quang dưỡng và hóa dưỡng.
  • D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.

Câu 39: Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Có 3 pha: G1, S và G2

(2) Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng

(3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép

(4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

  • A. (1), (2)
  • B. (3), (4)
  • C. (1), (2), (3)
  • D. (1), (2), (3), (4)

Câu 40: Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết các phân tử nào sau đây?

  • A. Các phân tử glucose.
  • B. Các phân tử amino acid.
  • C. Glucose và acid béo.
  • D. Glycerol và acid béo.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập