Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập chủ đề 9 (P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập chủ đề 9 - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9 (PHẦN 1)

 

Câu 1: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua

  • A. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể
  • B. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể
  • C. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể
  • D. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể

Câu 2: Đâu là nhóm vi sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?

  • A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng
  • B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng
  • C. Vi sinh vật quang tự dưỡng
  • D. Vi sinh vật hóa dưỡng

Câu 3: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

  • A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng
  • B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng
  • C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng
  • D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng

Câu 4: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đồi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha đó là

  • A. Pha lũy thừa
  • B. Pha suy vong
  • C. Pha tiềm phát
  • D. Pha cân bằng

Câu 5: Tốc độ phân chia tế bào của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín đạt cực đại ở pha nào ?

  • A. Pha suy vong
  • B. Pha cân bằng
  • C. Pha lũy thừa
  • D. Pha tiềm phát

Câu 6: Nhóm sinh vật nào dưới đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ ?

  • A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng
  • B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng
  • C. Vi sinh vật quang tự dưỡng
  • D. Vi sinh vật hóa dưỡng

Câu 7: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là

  • A. quang tự dưỡng
  • B. quang dị dưỡng
  • C. hóa dị dưỡng
  • D. hóa tự dưỡng

Câu 8: Chu trình tricarboxylic acid (AKA Kreb's hoặc Citric Acid) chuyển đổi acetate thành carbon dioxide và NADH trong một chuỗi phản ứng chuyển đổi sáu hợp chất carbon thành năm carbon sau đó thành bốn hợp chất carbon. Oxalacetate, một hợp chất bốn carbon, liên kết lại với acetate (một hợp chất hai carbon) để bắt đầu lại chu trình. Hợp chất nào sau đây KHÔNG liên kết với chu kì?

  • A. Malate
  • B. Alpha – ketoglutarate
  • C. Propionate
  • D. Oxaloacetate

Câu 9: Có bao nhiêu nhận định đúng?

1. Con người sử dụng vi khuẩn Corynebaterium glutamicum trong sản xuất mì chính.

2. Con người sử dụng vi khuẩn Escherichia coli để sản xuất lizin.

3. Con người tạo protein đơn bào từ nấm men.

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 0
  • D. 1

Câu 10: Cho các sản phẩm sau:

(1) Rượu

(2) Sữa chua

(3) Nước mắm

(4) Nước trái cây lên men

Trong số các sản phẩm trên, số sản phẩm của quá trình lên men rượu là

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2

Câu 11: Câu nào không đúng khi nói về vi sinh vật ?

  • A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được
  • B. Vi sinh vật bé nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh
  • C. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp
  • D. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực

Câu 12: Cho biết: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục gồm các pha nào?

  • A. Pha lag, pha log, pha cân bằng, pha suy vong.
  • B. Pha log, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong.
  • C. Pha lag, pha tiềm phát, pha log, pha cân bằng.
  • D. Pha tiềm phát, pha lag và pha log.

Câu 13: Họ vi khuẩn nào sau đây gây bệnh cho cây có múi và cây khác?

  • A. Acholeplasmataceae
  • B. Spiroplasmataceae
  • C. Mycoplasmataceae
  • D. Anaplasmataceae

Câu 14: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

  • A. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường
  • B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường
  • C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt
  • D. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt

Câu 15: Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết các phân tử nào sau đây?

  • A. Các phân tử amino acid
  • B. Glucose và acid béo
  • C. Glycerol và acid béo
  • D. Các phân tử glucose

Câu 16: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?

  • A. Liên kết glycoside
  • B. Liên kết hydrogen
  • C. Liên kết peptide
  • D. Liên kết hóa trị

Câu 17: Cho biết: Điều kiện quan trọng nhất để chuyển từ dạng sợi sang dạng men trong phòng thí nghiệm là?

  • A. Nhiệt độ cao
  • B. Môi trường giàu chất dinh dưỡng
  • C. Nhiệt độ thấp
  • D. Môi trường nghèo chất dinh dưỡng

Câu 18: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò

  • A. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương
  • B. tiết acid lactic để làm đông tụ tinh bột và protein trong đậu tương.
  • C. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.
  • D. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương.

Câu 19: Hợp chất mở đầu cần cho việc tổng hợp tinh bột và glycogen ở vi sinh vật là:

  • A. amino acid
  • B. lactose
  • C. ADP
  • D. ADP – glucose

Câu 20: Nhóm vi sinh vật nhân sơ thuộc giới sinh vật nào sau đây?

  • A. Giới Thực vật
  • B. Giới Khởi sinh
  • C. Giới Nguyên sinh
  • D. Giới Nấm

Câu 21: Cho các nhóm sinh vật sau đây:

(1). Vi khuẩn

(2). Động vật nguyên sinh

(3). Động vật không xương sống

(4). Vi nấm

(5). Vi tảo

(6). Rêu

Số nhóm sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 22: Sinh trưởng ở vi sinh vật là

  • A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể sinh vật thông qua quá trình sinh sản
  • B. sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật
  • C. sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật
  • D. sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật

Câu 23: Có mấy kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 24: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm nào sau đây?

  • A. Đầu pha lũy thừa
  • B. Cuối pha lũy thừa
  • C. Đầu pha tiềm phát
  • D. Cuối pha cân bằng

Câu 25: Đơn phân để tổng hợp protein ở vi sinh vật là

  • A. amino acid.
  • B. nucleotide.
  • C. glycerol.
  • D. acid béo.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập