Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập chủ đề 1 + 2 +3 (P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập chủ đề 1 + 2 +3 - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 + 2 + 3 (PHẦN 1)

 

Câu 1: Ai là người đưa ra khái niệm về Omnis cellula-e- cellula?

  • A. Matthiass Schleiden
  • B. Rudolf Virchow
  • C. Antony Von Leeuwenhoek
  • D. Theodor Schwwann

Câu 2: Xác định kính hiển vi quang học có độ phóng đại bao nhiêu?

  • A. 500 lần
  • B. 150 lần
  • C. 1500 lần
  • D. 15 lần

Câu 3: Khái niệm phương pháp tin sinh học là?

  • A. là ghi chép và thống kê các thông tin sinh học giúp xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.
  • B. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.
  • C. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng tính toán và ghi chép, giúp lưu trữ giữ gìn những cơ sở dữ liệu sinh học.
  • D. là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không phải là một phần của lý thuyết tế bào?

  • A. Tế bào là đơn vị cấu trúc trong cơ thể sống
  • B. Tế bào mới có nhân giống với nhân của tế bào đã có từ trước
  • C. Tế bào là đơn vị chức năng trong cơ thể sống
  • D. Các tế bào mới đến từ các tế bào đã có từ trước

Câu 5: Cho các nhận định sau đây về tế bào:

(1) Tế bào chỉ được sinh ra từ cách phân chia tế bào.

(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.

(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống

(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.

(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.

Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 3

Câu 6: Đâu là nội dung nghiên cứu lĩnh vực vi sinh vật học?

  • A. Nghiên cứu các quá trình diễn ra bên trong cơ thể sinh vật sống thông qua các cơ quan và hệ cơ quan.
  • B. Sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
  • C. Nghiên cứu về hình thái và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật
  • D. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố các quá trình sinh học, cũng như tác hại, vai trò của loài vi sinh vật đối với tự nhiên và con người.

Câu 7: Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan sát như hình 4.4

 Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập chủ đề 1 + 2 +3 (P1)

Tiêu bản hình 4.4 a khác tiêu bản hình 4.4 b là ?

  • A. Các tế bào liên kết với nhau
  • B. Các tế bào hoạt động độc lập thành các cá thể sinh vật khác nhau
  • C. Các tế bào tương tác các hoạt động với nhau tạo thành mô có chức năng nhất định
  • D. Số lượng tế bào nhiều hơn

Câu 8: Khi quan sát các tế bào rất nhỏ, sử dụng dụng cụ nào là hợp lí nhất?

  • A. Kính hội tụ
  • B. Kính lúp
  • C. Kính hiển vi
  • D. Kính phân kì

Câu 9: Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

2. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững

3. Liên tục tiến hóa

4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh

5. Có khả năng cảm ứng và vận động

6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường

  • A. 1, 3, 4, 6
  • B. 1, 2, 3, 4
  • C. 1, 3, 4, 5
  • D. 2, 3, 5, 6

Câu 10: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:

  • A. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
  • B. Trao đổi chất và năng lượng
  • C. Sinh trưởng và phát triển
  • D. Sinh sản

Câu 11: Đến thế kỉ XX, nhờ ứng dụng kính hiển vi điện tử, phương pháp lai tế bào, cùng với sự phát triển của sinh học phân tử, học thuyết tế bào được bổ sung.

Nhận định nào sau đây không đúng về những bổ sung:

  • A. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra trong tế bào
  • B. Tế bào chứa chất di truyền
  • C. Thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình thụ tinh
  • D. Sự phối hợp hoạt động giữa các bào quan này làm cho tế bào mang đặc tính của một hệ thống

Câu 12: Vào những năm 1670, ai là người phát hiện ra vi khuẩn và động vật nguyên sinh dưới hình dạng tế bào?

  • A. Robert Hooke
  • B. Antonie van Leeuwenhoek
  • C. Theodor Schwann
  • D. Matthias Schleiden

Câu 13: Ngành nghề nào dưới đây thuộc lĩnh vực hoạt định chính sách?

  • A. Ngành nuôi trồng thủy sản
  • B. Ngành dược học
  • C. Ngành y tế cộng đồng
  • D. Ngành lâm nghiệp đô thị

Câu 14: Cơ thể sinh vật nào sau đây không chứa cấp độ tổ chức sống cơ quan?

  • A. Động vật.
  • B. Con người.
  • C. Thực vật.
  • D. Vi khuẩn.

Câu 15: Đâu là tiến trình theo đúng các bước phương pháp nghiên cứu quan sát

  • A. Xác định mục tiêu → Ghi chép → Báo cáo → Tiến hành
  • B. Ghi chép → Tiến hành → Xác định mục tiêu → Báo cáo
  • C. Xác định mục tiêu → Tiến hành → Báo cáo
  • D.Tiến hành → Ghi chép → Báo cáo 

Câu 16: Đàn ngựa vằn sinh sống trong một khu rừng thuộc cấp độ tổ chức nào dưới đây?

  • A. Quần thể
  • B. Quần xã
  • C. Sinh quyển
  • D. Loài

Câu 17: Ngành nào dưới đây được đánh giá là "ngành học của tương lai"?​

  • A. Công nghệ sinh học.
  • B. Dược học.
  • C. Quản lí tài nguyên rừng.
  • D. Chăn nuôi.

Câu 18: Để quan sát được hình dạng, kích thước của tế bào thực vật, ta cần dụng cụ gì?

  • A. Kính lúp đeo mắt
  • B. Kính hiển vi quang học
  • C. Kính lúp cầm tay
  • D. Kính hiển vi điện tử

Câu 19: Hoàn thành nhận định sau đây:

1.“Sự khai quá quá mức (1)... trong tự nhiên sẽ đe dọa sự tồn tại của (2)....tương lai”

2. “Lĩnh vực (3).... đề cập đến việc nghiên cứu mối quan hệ (4)...và môi trường tự nhiên của chúng

  • A. (1) tài nguyên, (2) các thế hệ, (3) sinh vật, (4) sinh thái học
  • B. (1) môi trường, (2) tài nguyên, (3) các thế hệ, (4) sinh thái học,
  • C. (1) tài nguyên, (2) các thế hệ, (3) sinh thái học, (4) sinh vật
  • D. (1) môi trường, (2) tài nguyên, (3) sinh vật (4) sinh thái học

Câu 20: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau:

(1) Cơ thể.    (2) tế bào    (3) quần thể    (4) quần xã    (5) hệ sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

  • A. 5 → 4 → 3 → 2 → 1
  • B. 2 → 1 → 3 → 4 → 5
  • C. 1 → 2 → 3 → 4 → 5
  • D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1

Câu 21: Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hai hướng là

  • A. nghiên cứu ở cấp độ phân tử và nghiên cứu ở cấp độ tế bào.
  • B. nghiên cứu ở cấp độ cơ thể và nghiên cứu ở cấp độ hệ sinh thái.
  • C. nghiên cứu ở cấp độ vi mô và nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô.
  • D. nghiên cứu ở cấp độ tế bào và nghiên cứu ở cấp độ cơ thể.

Câu 22: Phương pháp quan sát trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học là

  • A. phương pháp sử dụng mắt để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.
  • B. phương pháp sử dụng kính hiển vi để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.
  • C. phương pháp sử dụng kính lúp để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.
  • D. phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.

Câu 23: Nối thành tựu của các hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai (cột A) với vai trò đối với cuộc sống (cột B) để được nội dung đúng.

Cột A Cột B

(1) Tạo ra cây trồng chuyển gene chịu hạn, chịu mặn

(2) Tìm ra giải pháp ứng dụng cho liệu pháp gen

(3) Tìm kiếm các enzyme mới để ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo, phô mai,…

(4) Tạo ra nấm biến đổi gene có khả năng phân giải các chất gây ô nhiễm

(a) Góp phần điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người

(b) Góp phần mở rộng và cải tiến quy trình sản xuất thực phẩm

(c) Góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong tình hình biến đổi khí hậu

(d) Góp phần bảo vệ môi trường

  • A. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.
  • B. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d.
  • C. 1-d, 2-a, 3-c, 4-b.
  • D. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.

Câu 24: Vì sao tế bào, mô, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh tháiđược xem là các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

  • A. Vì các cấp độ tổ chức sống này có cấu trúc ổn định và có khả năng thực hiện được các chức năng sống cơ bản một cách độc lập.
  • B. Vì các cấp độ tổ chức sống này có kích thước lớn và có khả năng thực hiện được các chức năng sống cơ bản một cách độc lập.
  • C. Vì các cấp độ tổ chức sống này có kích thước lớn và có khả năng phối hợp với nhau để thực hiện được các chức năng sống cơ bản.
  • D. Vì các cấp độ tổ chức sống này có cấu trúc ổn định và có khả năng phối hợp với nhau để thực hiện được các chức năng sống cơ bản.

Câu 25: Tại sao nói "Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi"?

  • A. Vì lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hình dạng của tế bào là nhờ sự hỗ trợ của kính hiển vi.
  • B. Vìkhông có kính hiển vi thì các nhà khoa học không thể quan sát được bất kì một loại tế bào nào.
  • C. Vì sự nghiên cứu và phát triển kính hiển vi có tỉ lệ nghịch so với sự nghiên cứu và phát triển tế bào.
  • D. Vì kính hiển vi ngày càng được cải tiến thì càng tạo cơ hội cho các nhà khoa học quan sát được tế bào một cách rõ nét và kĩ càng hơn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập