Câu 1: Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết theo thể loại nào?
-
A. Tùy bút.
- B. Kí sự.
- C. Hồi kí.
- D. Bút kí.
Câu 2: Xác định chủ ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”
-
A. Chợ Năm Căn
- B. Nằm sát
- C. Bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
- D. Chủ ngữ được lược bỏ
Câu 3: Văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của tác giả nào?
- A. Martin - Luther King
- B. William Shakespeare
-
C. Xvet-la-na A-lếch-xi-ê-vích
- D. Rabindranath Tagore
Câu 4: Thành phần chính của câu là gì?
- A. Là thành phần không bắt buộc
- B. Là thành phần bắt buộc
- C. Là thành phần vô cùng ít trong câu
-
D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn
Câu 5: Trong phần miêu tả dòng sông Hương ở rừng già phía thượng nguồn, tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? đã nêu lên đặc điểm gì trong "phần tâm hồn sâu thẳm" của dòng Hương giang?
- A. Sông Hương mang trong mình một sự dịu dàng, đằm thắm.
- B. Sông Hương mang một sắc đẹp "dịu dàng và trí tuệ" của một người phụ nữ chín chắn, "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở".
-
C. Sông Hương mang một vẻ đẹp phóng khoáng và man dại, "một tâm hồn tự do và trong sáng" của một cô gái trẻ trung đầy sức sống.
- D. Sông Hương, từ lúc mới ra đời, đã có mối dây liên hệ, gắn bó kì lạ với thành phố Huế.
Câu 6: Điền vào chỗ trống:" Câu có thể có......... chủ ngữ" :
- A. 1
- B. 2
- C. 2 hoặc nhiều hơn 2
-
D. một hoặc nhiều
Câu 7: Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? gần gũi với thể loại nào nhất?
- A. Hồi kí
- B. Phóng sự
-
C. Tùy bút
- D. Truyện ngắn
Câu 8: Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?
-
A. Đi học là niềm vui của trẻ em.
- B. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương.
- C. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương.
- D. Mùa xuân mong ước đã đến.
Câu 9: Nhịp điệu chậm rãi, lặng tờ của dòng sông Hương khi chảy qua thành phố Huế được tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? so sánh với:
- A. những đám băng trôi trên sông Nê-va qua các cung điện Pê-téc-bua để ra biển Ban-tích.
-
B. điệu slow chậm rãi, sâu lắng và trữ tình.
- C. người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya trên dòng Hương.
- D. những hoa đăng bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước trong những đêm hội rằm tháng Bảy.
Câu 10: Theo tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, sông Hương mang "vẻ đẹp trầm mặc nhất" ở:
-
A. đoạn từ ngoại ô Kim Long đến Cồn Hến.
- B. đoạn chảy qua các ngọn đồi xuôi về Thiên Mụ, nơi có những lăng tẩm của vua chúa nhà Nguyễn thấp thoáng trong những cánh rừng thông u tịch.
- C. đoạn từ thượng nguồn về ngã ba Tuần rồi đến chân núi Ngọc Trản với những "khúc quanh đột ngột", "những đường cong thật mềm".
- D. đoạn từ Cồn Hến qua Vĩ Dạ rồi rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp thị trấn Bao Vinh.
Câu 11: Vị ngữ thường có cấu tạo?
-
A. Động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ
- B. Phó từ chỉ quan hệ thời gian
- C. Đại từ, chỉ từ, lượng từ
- D. Tình thái từ
Câu 12: Hai từ son phấn và văn chương gợi đến vẻ đẹp gì của Tiểu Thanh?
- A. Trí tuệ và tâm hồn
- B. Trí tuệ và tài năng
- C. Nhan sắc và đức hạnh
-
D. Sắc đẹp và tài năng
Câu 13: Câu “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” có mấy vị ngữ?
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 14: Ý nào sau đây chưa chính xác?
Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là tiếng khóc...
- A. Cho những mảnh đời bất hạnh.
- B. Cho chính mình.
-
C. Cho tất cả mọi người.
- D. Cho những kiếp tài hoa.
Câu 15: Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, khi miêu tả đoạn sông Hương vòng về "gặp lại" thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinh, tác giả đã so sánh dòng sông với:
- A. "một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu."
- B. "một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ...người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở."
-
C. nàng Kiều sau đêm tự tình trở lại tìm Kim Trọng để nói lời thề trước khi từ giã.
- D. người tài nữ đánh khúc đàn lúc đêm khuya để giã biệt người yêu.
Câu 16: Điền vào dấu [...] để hoàn thành câu văn trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?:
"Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như [...]."
-
A. "một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại".
- B. "người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại".
- C. "một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác."
- D. "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở".
Câu 17: Cà Mau quê xứ trích từ tác phẩm nào?
- A. Nhà của Vũ
-
B. Uống cà phê trên đường của Vũ
- C. Đất Mũi Cà Mau
- D. Đất Mũi quê tôi
Câu 18: Một câu có hai thành phần chính:
- A. chủ ngữ, trạng ngữ
-
B. chủ ngữ, vị ngữ
- C. vị ngữ, trạng ngữ
- D. Không đáp án nào đúng
Câu 19: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Độc tiểu Thanh kí là gì?
- A. Sử dụng các biện pháp so sánh và đảo ngữ.
- B. Ngôn ngữ trang trọng, trau chuốt, nhiều câu cảm thán.
- C. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố có giá trị gợi tả.
-
D. Âm điệu ai oán, từ ngữ cô đọng, giàu sức gợi tả.
Câu 20: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?
- A. Hiểu biết
- B. Tri thức
-
C. Hiểu
- D. Nhìn thấy