TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mục đích của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là:
-
A. Tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc
- B. Tưởng nhớ công ơn của những người binh lính đã triều đình đã anh dũng đứng lên chống giặc
- C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào khoảng thời gian nào?
- A. Cuối năm 1859
- B. Cuối năm 1860
-
C. Cuối năm 1861
- D. Cuối năm 1862
Câu 3: Câu: “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì?
-
A. Nghệ thuật đối
- B. Đảo ngữ
- C. Liệt kê
- D. Ẩn dụ
Câu 4: Câu "Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ" gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
- A. "Một bàn cờ thế phút sa tay"
- B. "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy"
- C. "Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây"
-
D. "Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây"
Câu 5: “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ" cho thấy điều gì?
- A. Sự chuyển biến, sự vùng dậy mau lẹ của người dân yêu nước
- B. Sự phản ứng mạnh mẽ đấu tranh chống trả của nhân dân
-
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6: Câu "Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ" gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
- A. "Một bàn cờ thế phút sa tay"
- B. "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy"
- C. "Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây"
-
D. "Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây"
Câu 7: Trước khi giặc đến, cuộc sống của những người nông dân như thế nào?
- A. Chịu khó, lam lũ, vất vả nhưng vẫn nghèo túng
- B. Cuộc sống gắn bó với đồng ruộng
- C. Xa lạ, không hiểu biết công việc nhà binh, chiến tranh
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 8: Hành động của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là:
- A. Hành động bộc phát
-
B. Hành động tự giác
- C. Hành động do cảm tính
- D. Hành động theo người khác
Câu 9: Khi giặc đến, người nông dân đã có hành động như thế nào?
- A. Đợi sự chống trả của quân triều đình
- B. Rỏi bỏ quê hương đi lánh lạn
-
C. Tự nguyện bổ sung vào đội quân chiến đấu với quyết tâm sắt đá
- D. Đi theo địch, phản bội lại đất nước
Câu 10: Câu sau sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”.
-
A. Liệt kê
- B. Điệp từ
- C. So sánh
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 11: Nội dung nào không đúng về cuộc chiến đấu chống kẻ thù của nghĩa sĩ Cần Giuộc?
- A. Cuộc khởi nghĩa có quy củ, có sự chuẩn bị từ lâu
- B. Binh thư, binh pháp không quen, không biết
- C. Vũ khí chiến đấu thô sơ
-
D. Người nông dân chờ đợi thời cơ chín muồi để vùng lên khởi nghĩa, giành lại quê hương
Câu 12: Các từ trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”: “Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay” có ý nghĩa gì?
-
A. Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất
- B. Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất
- C. Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung
- D. Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất
Câu 13: Tiếng khóc thương cho những người nghĩa sĩ đã hi sinh được cộng hưởng từ những nguồn cảm xúc nào?
- A. Nỗi tiếc, ân hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành
- B. Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân
- C. Nỗi căm giận kẻ thù
-
D. Nỗi cảm phục và tự hào vì những người nông dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ quê hương, đất nước
Câu 14: Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?
-
A. “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”.
- C. “Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ”.
- B. “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”.
- D. Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gưởm hùm treo mộ”.
Câu 15: Nội dung câu: “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu) gần với câu tục ngữ:
- A. Trâu chết để da, người ta chết để tiếng
- B. Chết thằng gian, chẳng chết người ngay
- C. Người chết, nết còn
-
D. Chết vinh còn hơn sống nhục
Câu 16: Phần nào không có trong bố cục của bài Văn tế?
- A. Lung khởi
- B. Thích thực
-
C. Luận
- D. Kết
Câu 17: Đoạn văn nào sau đây “biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, được nhân dân đời đời ngưỡng mộ, Tổ quốc đời đời ghi công”?
- A. “Nhớ linh xưa; cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chi biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
-
B. “Ôi! Một trận khói tan; ngàn năm tiết rỡ. (...) Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu đề thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.
- C. “Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sấm dao tu, nón gõ”.
- D. Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”
Câu 18: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” xuất thân vốn là?
- A. Xuất thân là quân cơ, quân vệ của triều đình.
-
B. Vốn là những nông dân: “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
- C. Là những nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực.
- D. Xuất thân là những quan lại, quý tộc yêu nước
Câu 19: Sự chuyển biến để người nông dân thành nghĩa sĩ được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả theo quá trình nào
- A. Nhận thức, tình cảm, hành động
- B. Hành động, tình cảm, nhận thức
-
C. Tình cảm, nhận thức, hành động
- D. Nhận thức, hành động, tình cảm
Câu 20: Tình cảm đầu tiên của người nông dân khi giặc đến là
- A. Trông đợi
- B. Ghét
-
C. Hồi hộp, lo sợ
- D. Căm thù