Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình (P2) - sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tố Hữu có tên khai sinh là?

  • A. Nguyễn Văn Tài
  • B. Trần Hữu Tri
  • C. Nguyễn Kim Thành
  • D. Bùi Đình Diệm

Câu 2: Quê hương của nhà thơ Tố Hữu ở đâu?

  • A. Thừa Thiên Huế
  • B. Hà Nội
  • C. Quảng Ninh
  • D. Đà Nẵng

Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Nhớ đồng là gì?

  • A. Năm 1938, khi Tố Hữu mới được kết nạp Đảng
  • B. Ngày 29 tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ
  • C. Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô
  • D. Sáng tác năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (Thu đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp

Câu 4: Bài thơ "Nhớ đồng" được trích trong tập thơ nào?

  • A. Việt Bắc
  • B. Gió lộng
  • C. Từ ấy
  • D. Ra trận

Câu 5: Tiếng hò trong hai câu đầu tiên có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?

  • A. Gợi ra nỗi đau của tác giả
  • B. Gợi ra niềm thương nhớ của tác giả
  • C. Gợi ra ước mơ của tác giả
  • D. Gợi ra tình yêu thầm kín của tác giả

Câu 6: Các hình ảnh hiện lên ở khổ thơ thứ hai trong tác phẩm "Nhớ đồng" có đặc điểm gì?

  • A. Khác thường
  • B. Xa lạ
  • C. Gần gũi, thân thương
  • D. Hoành tráng

Câu 7: Hình ảnh “bàn tay...vãi giống tung trời” làm người đọc liên tưởng đến điều gì?

  • A. Bàn tay của những người nông dân
  • B. Thiên nhiên tươi đẹp
  • C. Vụ mùa bội thu
  • D. Bàn tay của Phật

Câu 8: Huy Cận không giữ chức vụ gì trong bộ máy chính trị được liệt kê dưới đây?

  • A. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • B. Thứ trưởng bộ Văn hóa Nghệ thuật
  • C. Bộ trưởng bộ Văn hóa Giáo dục
  • D. Bộ trưởng bộ Nội vụ

Câu 9: Bài thơ "Tràng Giang" được in trong tập thơ nào?

  • A. Trời mỗi ngày lại sáng
  • B. Lửa thiêng
  • C. Đất nở hoa
  • D. Những năm sáu mươi

Câu 10: Bài thơ Tràng Giang được sáng tác vào thời điểm nào?

  • A. Vào mùa xuân năm 1939
  • B. Vào mùa hạ năm 1939
  • C. Vào mùa thu năm 1939
  • D. Vào mùa đông năm 1939

Câu 11: Bài thơ Tràng Giang thuộc thể loại thơ nào?

  • A. Thơ tự do
  • B. Thơ bảy chữ
  • C. Thơ sáu chữ
  • D. Thơ năm chữ

Câu 12: Hình ảnh “sóng gợn” và “con thuyền” trong bài thơ Tràng Giang gợi lên điều gì?

  • A. Tô đậm sự hoang vắng, cô quạnh của cảnh vật
  • B. Thể hiện sự khó khăn khi di chuyển trên sông
  • C. Thiên nhiên dữ dội
  • D. Cảnh trời đất bao la, hùng vĩ

Câu 13: Hình ảnh xuất hiện ở câu cuối khổ thơ trong bài thơ Tràng Giang gợi lên cảm nhận gì?

  • A. Gợi nỗi nhớ về quê hương
  • B. Gợi về sự vô định, lạc lõng, ngổn ngang
  • C. Gợi lên sức sống mạnh mẽ
  • D. Gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên

Câu 14: Ý nào không đúng khi nói về cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng Giang?

  • A. Thể hiện sự rợn ngợp của khung cảnh
  • B. Thể hiện tình thế nhỏ bé, đáng thương của con người
  • C. Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả
  • D. Thể hiện vẻ đẹp xanh, cao của bầu trời

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng khi phân tích khổ thơ 3?

  • A. Khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn: hàng nối hàng, mênh mông
  • B. Hình ảnh thơ cổ điển “mây”, “chim” dùng để vẽ nên một bức tranh quê hương, đất nước
  • C. Hình ảnh “bèo” gợi sự trôi nổi, vô định
  • D. Cấu trúc phủ định “không cầu – không đò” đã phủ định hoàn toàn những con đường để kết nối với cuộc đời

Câu 16: Bài thơ "Con đường mùa đông" của tác giả nào?

  • A. Pu-Skin
  • B. Ta-go
  • C. Tố Hữu
  • D. Huy Cận

Câu 17: Nhà thơ Pu-skin là người nước nào?

  • A. Mỹ
  • B. Anh
  • C. Pháp
  • D. Nga

Câu 18: Bài thơ "Con đường mùa đông" được sáng tác năm nào?

  • A. 1825
  • B. 1826
  • C. 1827
  • D. 1828

Câu 19: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nhà thơ Pu-skin?

  • A. Sinh ra trong gia đình quý tộc lâu đời, thơ văn ông là tổng hòa được những gì tinh túy nhất của văn hóa dân tộc, nhân loại và thời đại.
  • B. Sinh ra trong gia đình trung lưu, thơ ông là tiếng nói của con người
  • C. Sinh ra trong gia đình nghèo khó, thơ ông là tiếng nói bất mãn với thời cuộc
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 20: Xác định không gian thời gian được nhân vật trữ tình nhắc đến trong hai khổ thơ 5 – 6 trong bài thơ “Con đường mùa đông”?

  • A. Không gian nhỏ bé, trong đêm đen
  • B. Không gian thoáng đãng trong buổi bình minh
  • C. Không gian nhỏ bé, ban ngày
  • D. Không gian rộng lớn trong đêm đen

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.