Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) bùng nổ là do
-
A. sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.
- B. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở châu Á.
- C. những căng thẳng ở vùng Ban-căng (1912–1913).
- D. các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ bùng nổ.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng thành tựu về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII − XIX?
- A. Thuyết vạn vật hấp dẫn.
- B. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
- C. Học thuyết tiến hoá.
-
D. Tiên đề Ơ-clit.
Câu 3: Sự kiện Thái tử Áo - Hung bị ám sát đã trở thành
- A. bước ngoặt đưa Chiến tranh thế giới thứ nhất vào giai đoạn cuối.
- B. nguyên nhân trực tiếp buộc Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-
C. duyên cớ — ngòi nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- D. nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 4: Một trong những thành tựu về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XI gắn với C. Mác và Ph. Ăng-ghen là
- A. Chủ nghĩa duy vật.
- B. Học thuyết kinh tế chính trị.
-
C. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
- D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc gắn liền với sự kiện nào sau đây?
-
A. Đức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện.
- B. Mỹ tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.
- C. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi.
- D. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh.
Câu 6: Những thành tựu về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX đã
-
A. tấn công vào quan niệm của tôn giáo khi cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài
- B. mở đầu cho sự xuất hiện của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- C. giúp giai cấp chủ nô sản xuất ra nhiều của cải vật chất.
- D. chứng tỏ lĩnh vực khoa học tự nhiên không có quan hệ với tôn giáo.
Câu 7: Trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào sau đây đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới?
- A. Thái tử Áo - Hung bị tổ chức “Bàn tay đen” ở Xéc-bi ám sát (6-1914).
-
B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết ra đời (1917).
- C. Nước Mỹ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước (4-1917).
- D. Hội nghị Véc-xai (1919 – 1920) hợp giải quyết các vấn đề về chiến tranh.
Câu 8: Một thành tựu kĩ thuật tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX là
-
A. Giêm Oát đã chế tạo được máy hơi nước và ứng dụng trong công nghiệp.
- B. đã chế tạo được chiếc máy tính điện tử đầu tiên.
- C. đã phát minh ra internet và công nghệ số kết nối toàn cầu.
- D. phát minh ra kỹ thuật in và ứng dụng rộng rãi trong đời sống
Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng nguyên nhân làm bùng nổ Cách mạ tháng Mười Nga năm 1917?
- A. Vấn đề hoà bình, tự do và ruộng đất chưa được giải quyết.
-
B. Chế độ Nga hoàng phản động vẫn chưa sụp đổ hoàn toàn.
- C. Nhân dân muốn xoá bỏ Chính phủ tư sản lâm thời.
- D. Nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền cùng tồn tại.
Câu 10: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu tiêu biểu về văn học trong các thế kỉ XVIII – XIX?
- A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
- B. Hồ thiên nga của Trai-cốp-xki.
-
C. Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô.
- D. Mùa thu vàng của Lê-vi-tan.
Câu 11: Sau Cách mạng tháng Hai, ở nước Nga không thể cùng tồn tại hai chính quyền là do hai chính quyền
- A. không thoả thuận được với nhau về chính sách đối nội.
- B. không thoả thuận được với nhau về chính sách đối ngoại.
-
C. đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau.
- D. mâu thuẫn gay gắt trong việc quản lý đất nước.
Câu 12: Tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình là của tác giả nào?
- A. Lỗ Tấn (Trung Quốc).
-
B. Lép Tônxtôi (Nga).
- C. Mác Tuân (Mỹ).
- D. Vich-to Huy-gô (Pháp)
Câu 13: Sự kiện nào sau đây mở đầu cho quá trình các nước đế quốc phương Tây xâm lược Trung Quốc?
- A. Triều đình Mãn Thanh kí Hiệp ước Nam Kinh.
- B. Triều đình Mãn Thanh kí Hiệp ước Tân Sửu.
-
C. Thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện.
- D. Thực dân Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.
Câu 14: Năm 1901, lịch sử Trung Quốc diễn ra sự kiện nào sau đây?
- A. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ đã lật đổ triều đình Mãn Thanh.
-
B. Triều đình Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Tân Sửu.
- C. Trung Quốc trở thành thuộc địa của thực dân Anh.
- D. Trung Quốc bị các nước đế quốc cai trị hoàn toàn.
Câu 15: Sự kiện châm ngòi cho cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ là do triều đình Mãn Thanh
- A. kí Hiệp ước Nam Kinh với các đế quốc..
- B. không tiến hành duy tân đất nước.
-
C. ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt".
- D. bắt giữ và xử tội Tôn Trung Sơn.
Câu 16: Cuộc Cách mạng Tân Hợi nổ ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào sau đây?
-
A. Trung Quốc Đồng minh hội.
- B. Tân Hoa xã.
- C. Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- D. Trung Hoa Dân quốc.
Câu 17: Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là đã
- A. xóa bỏ toàn bộ tàn tích của chế độ phong kiến.
- B. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hoà.
-
C. thúc đẩy trào lưu duy tân, cải cách ở các nước châu Á.
- D. giải phóng Nhật Bản thoát khỏi sự cai trị của phương Tây.
Câu 18: Một trong những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản là đã xuất hiện
-
A. nhiều công ty độc quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa.
- B. nhiều tổ chức yêu nước và cách mạng hoạt động sôi nổi.
- C. trào lưu cải cách, duy tân ở nhiều địa phương trên cả nước.
- D. các tổ chức chính trị bảo vệ quyền lợi cho công nhân.
Câu 19:Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX có những chuyển biến sâu sắc là do
- A. tác động từ các cuộc phát kiến địa lí của người châu Âu.
-
B. chính sách xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây.
- C. những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu.
- D. chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ của Nhật Bản.
Câu 20: Đứng đầu bộ máy cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là
-
A. Toàn quyền.
- B. Thống lĩnh.
- C. Hoàng gia.
- D. Hoàng đế.