NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là
- A. Nguyễn Thái Học, Tôn Thất Thuyết.
- B. Phan Đình Phùng, Phan Châu Trinh.
-
C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
- D. Nguyễn Ái Quốc, Hoàng Hoa Thám.
Câu 2: Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập?
- A. Nước Pháp.
- B. Nước Nga.
-
C. Nước Nhật.
- D. Nước Mỹ.
Câu 3: Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình
-
A. Trí thức yêu nước.
- B. Nông dân nghèo yêu nước.
- C. Công nhân nghèo yêu nước.
- D. Địa chủ nhỏ yêu nước.
Câu 4:Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ
- A. xuất phát từ những truyền thống cứu nước khác nhau.
- B. chịu tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau.
-
C. có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.
- D. chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau.
Câu 5: Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp để làm gì?
- A. Tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam
- B. Viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam
- C. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống nhau?
- A. Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân
- B. Mục tiêu: giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp; gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- C. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu có điểm gì khác so với Phan Châu Trinh?
- A. Khác về kẻ thù ( Thực dân Pháp xâm lược)
- B. Nhiệm vụ trước mắt là Chống Pháp giành độc lập dân tộc. Coi độc lập là điều kiện tiên quyết để đi tới phú cường
- C. Hình thức đấu tranh là Cầu viện bên ngoài, bí mật chuẩn bị lực lượng để tiến hành bạo động vũ trang.
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách
- A. tiến hành bạo động đánh đuổi thực dân Pháp.
-
B. nâng cao dân trí, dân quyền.
- C. đấu tranh ngoại giao, yêu cầu Pháp trao trả độc lập.
- D. đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập đề về cứu nước.
Câu 9:Trong quá trình hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều chủ trương
- A. dùng bạo lực để chống Pháp,
-
B. noi theo gương Nhật Bản để tự cường.
- C. thực hiện cải cách dân chủ.
- D. dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua.
Câu 10: Xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đều
- A. không bị động trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.
-
B. xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.
- C. có sự kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
- D. do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo.
Câu 11: Mục đích của Việt Nam Quang phục hội là?
- A. Đánh đuổi giặc Pháp
- B. Thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam
-
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 12: Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
-
A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập
- C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ
- D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập
Câu 13: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?
-
A. Pháp
- B. Trung Quốc
- C. Nhật Bản
- D. Liên Xô
Câu 14: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?
- A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản
- B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam
- C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp
-
D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Câu 15: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX là gì?
- A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.
-
B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.
- C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
- D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.
Câu 16: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX là?
- A. Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam
- B. Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)
-
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Phát triển Thiên chúa giáo
Câu 17: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là?
- A. Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa
- B. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới
- C. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 18: Nhân tố chủ quan dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?
- A. Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản.
- B. Ảnh hưởng từ phong trào Duy tân Mậu Tuất của Trung Quốc.
- C. Ảnh hưởng từ thành công của cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
-
D. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Câu 19: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình chính trị Việt Nam đầu thế kỉ XX là?
- A. Quyền lực nằm trong tay người Pháp
- B. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân
-
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Đất nước chia năm xẻ bảy
Câu 20: Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào
- A. Nga
-
B. Nhật Bản
- C. Pháp
- D. Mĩ