Câu 1: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc vào khoảng thời gian nào sau đây?
- A. Sau khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thắng lợi.
-
B. Từ khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX.
- C. Cùng với thời gian diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- D. Ngay sau khi các nước hoàn thành cách mạng tư sản.
Câu 2: Khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc Âu – Mỹ đều xuất hiện đặc điểm nào sau đây?
- A. Tiến hành cách mạng công nghiệp và đẩy mạnh cải cách kinh tế, xã hội.
- B. Tăng cường hoạt động giao lưu văn hoá với các nước châu Á và châu Phi.
-
C. Xuất hiện các tổ chức độc quyền, mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa.
- D. Đẩy mạnh cuộc phát kiến địa lí và cổ động phong trào Văn hoá Phục hưng.
Câu 3: Để có nguồn vốn cho sản xuất và có đủ sức mạnh cạnh tranh, các nhà tư bản có hoạt động nào sau đây?
-
A. Tập trung sản xuất, tập trung tư bản.
- B. Phân tán sản xuất, tập trung tư bản.
- C. Liên kết sản xuất, cho vay nặng lãi.
- D. Hạn chế sản xuất, tăng cường cho vay nặng lãi.
Câu 4: Trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các nước Anh, Pháp, Mỹ và Đức đều thi hành chính sách đối ngoại nào sau đây?
- A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
-
B. Mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa.
- C. Tiến hành những cải cách dân chủ tiến bộ.
- D. Thi hành chính sách bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
Câu 5: Trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, Chính phủ Anh, Pháp, Đức, Mỹ đều thực hiện chính sách đối nội nào sau đây?
- A. Phát triển các tổ chức chính trị, xã hội.
- B. Đàn áp giai cấp công nhân.
- C. Ưu tiên phát triển thị trường nội địa.
-
D. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
Câu 6: Đế quốc nào sau đây có diện tích thuộc địa lớn thứ vào đầu thế kỉ XX?
- A. Mỹ
- B. Đức.
-
C. Pháp.
- D. Nga.
Câu 7: Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, sản lượng công nghiệp của quốc gia nào sau đây đã vươn lên đứng đầu thế giới?
- A. Nga.
- B. Đức.
- C. Pháp.
-
D. Mỹ.
Câu 8: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền là thực trạng chi trị diễn ra ở quốc gia nào sau đây?
- A. Đức.
-
B. Mỹ.
- C. Anh.
- D. Pháp.
Câu 9: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu – Mỹ ra đời trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
- A. Trước khi cách mạng tư sản bùng nổ ở châu Âu và Bắc Mỹ.
-
B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển.
- C. Các thành thị trung đại ở Tây Âu xuất hiện.
- D. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc.
Câu 10: Hình thức đấu tranh ban đầu của giai cấp công nhân là
- A. bãi công.
- B. biểu tình.
-
C. đập phá máy móc.
- D. khởi nghĩa vũ trang.
Câu 11: Năm 1842, Ph. Ăng-ghen có hoạt động tiêu biểu nào sau đây?
- A. Sang Pháp và tham gia phong trào cách mạng ở nước này.
- B. Gặp C. Mác và thành lập Đồng minh những người cộng sản.
-
C. Sang Anh và tìm hiểu thực tế phong trào công nhân tại đây.
- D. Công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ở nước Anh.
Câu 12: Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
- A. C. Mác và Ph. Ăng-ghen xuất bản bộ Tư bản.
- B. Cuốn sách Tình cảnh giai cấp công nhân Anh ra đời.
-
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố.
- D. Giai cấp công nhân Pháp thành lập Công xã Pa-ri.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản?
- A. Phân tích về quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.
-
B. Đưa tới sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đế quốc.
- C. Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- D. Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Câu 14: Lịch sử phát triển của phong trào công nhân quốc tế ghi nhận năm 186 diễn ra sự kiện quan trọng nào sau đây?
- A. Công nhân Pa-ri (Pháp) đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa.
- B. Liên minh công nông ở Đức nổi dậy chống lại giới chủ.
-
C. Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Luân Đôn (Anh).
- D. Ph. Ăng-ghen tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
Câu 15: Công xã Pa-ri (Pháp) được thành lập trong bối cảnh lịch sử nào?
- A. Cuộc chiến tranh giữa quân Pháp với quân Phổ đang diễn ra quyết liệt.
- B. Ngay sau khi Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập.
-
C. Quần chúng chiếm được tòa Thị chính Pa-ri, Chính phủ tư sản tháo chạy.
- D. Nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa lật đổ Đế chế II của Na-pô-lê-ông III.
Câu 16: Ngày 26/03/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc nào sau đây?
- A. Quần chúng tiến cử.
- B. Phổ thông đầu phiếu.
-
C. Cá nhân tự ứng cử
- D. Phân chỉ tiêu cho từng khu vực.
Câu 17: Một trong những chính sách tiến bộ của Công xã Pa-ri là đã
- A. đánh bại hoàn toàn tàn dư của Chính phủ tư sản
- B. sử dụng quân đội của Chính phủ tư sản lâm thời
-
C. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
- D. giao cho người dân quản lý những nhà máy, xí nghiệp của giới chủ bỏ trốn.
Câu 18: Lịch sử phát triển của phong trào công nhân quốc tế ghi nhận năm 1889 diễn ra sự kiện quan trọng nào sau đây?
- A. Quốc tế thứ nhất được thành lập.
-
B. Quốc tế thứ hai được thành lập.
- C. Công nhân Chi-ca-gô (Mỹ) bãi công.
- D. Công xã Pa-ri tạm thời giải tán.
Câu 19: Quốc tế thứ hai giải tán trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
- A. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ.
-
B. Cách mạng tháng Mười Nga kết thúc.
- C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Câu 20: Nhân vật lịch sử nào sau đây không có đóng góp cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế?
- A. VI. Lê-nin.
-
B. Ô-li-vơ Crôm-oen.
- C. Ph. Ăng-ghen.
- D. C. Mác.