Câu 1: Cuộc cách mạng nào được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
- A. Cách mạng tư sản Pháp.
- B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- C. Cách mạng tư sản Anh.
-
D. Cách mạng Hà Lan.
Câu 2: Yếu tố nào đã thúc đẩy năng suất lao động ở Anh trong thế kỉ XVII tăng nhanh?
- A. Sự lãnh đạo sáng suốt của nhà vua với nhiều chính sách hợp lí.
-
B. Các phát minh mới về kĩ thuật và hình thức tổ chức lao động hợp lí.
- C. Quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản.
- D. Cuộc cách mạng tử sản ở Anh diễn ra sớm và thành công.
Câu 3: Nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển và thành công của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?
-
A. sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
- B. sự giúp đỡ của các quốc gia lân cận.
- C. vai trò to lớn của nhà vua và tư sản.
- D. sự lãnh đạo thống nhất của Quốc hội.
Câu 4: Điểm giống nhau về bối cảnh bùng nổ của cách mạng tư sản Anh và Pháp là
- A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp
- B. Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới
- C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp
-
D. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đình phong kiến
Câu 5: Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?
- A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo
- B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
-
D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản
Câu 6: Điểm khác biệt cơ bản giữa nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với các cuộc cách mạng tư sản trước đó là:
-
A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến trong nước và bên ngoài
- B. Chống lại liên minh phong kiến châu Âu để bảo vệ thành quả cách mạng
- C. Phải thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì cho quần chúng
- D. Phải thiết lập nền chuyên chính dân chủ
Câu 7: Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước nào?
- A. Mĩ.
- B. Pháp.
-
C. Anh.
- D. Đức.
Câu 8: Lĩnh vực đầu tiên ứng dụng máy móc vào sản xuất ở Anh là
- A. đóng tàu
-
B. ngành dệt
- C. thuộc da
- D. khai mỏ
Câu 9: Vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?
-
A. Sự mất cân đối giữa khâu dệt vải và kéo sợi
- B. Nguồn bông không đủ để sản xuất
- C. Máy móc dệt vải đã lỗi thời
- D. Hàng dệt của Anh bị cạnh tranh quyết liệt
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX?
- A. Cổ vũ các phong trào đấu tranh của công nhân trên thế giới.
- B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng.
- C. Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
-
D. Tăng cường mối liên hệ với giai cấp nông dân.
Câu 11: Phong trào đấu tranh nào của giai cấp công nhân Đức góp phần làm thức tỉnh và tăng cường tinh thần đoàn kết vô sản?
-
A. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Sơlêdinnăm 1844.
- B. Cuộc nổi dậy của thợ thủ công và nông dân Đức năm 1848.
- C. Cuộc míttinh lớn ở phía Tây nước Đức năm 1864.
- D. Phong trào đấu tranh chính trị năm 1847.
Câu 12: Bài học kinh nghiệm quan trong nhất trong phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để lại cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau là?
- A. Phải đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế
- B. Phải khởi nghĩa vũ trang chống lại giới chủ
- C. Phải đoàn kết với giai cấp nông dân và các dân tộc thuộc địa
-
D. Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối chính trị đúng đắn
Câu 13: Để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, chính phủ Pháp đã có hành động gì?
- A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.
- B. Thành lập chính phủ lâm thời.
-
C. Gây chiến với Phổ.
- D. Giao chính quyền cho tư sản.
Câu 14: Ngày 4-9-1870, ở Pa-ri đã diễn ra sự kiện quan trọng gì?
- A. Na-pô-lê-ông kí hiệp định đầu hàng Phổ.
-
B. Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, đòi thiết lập nền cộng hoà.
- C. Công xã Pa-ri giành thắng lợi.
- D. Đế quốc Đức tuyên bố thành lập ở cung điện Véc-xai
Câu 15: Chính phủ tư sản lâm thời ra đời sau cuộc khởi nghĩa ngày 4-9-1870 có tên gọi là
- A. Chính phủ tư sản.
- B. Chính phủ lâm thời.
-
C. Chính phủ vệ quốc.
- D. Chính phủ phản quốc.
Câu 16: Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì?
- A. Hình thành các siêu đô thị
- B. Hình thành các trung tâm công nghiệp
- C. Hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia
-
D. Hình thành các tổ chức độc quyền
Câu 17: Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
- A. Các-ten và tơ-rớt
- B. Các-ten và Xanh-đi-ca
-
C. Xanh-đi-ca và Tơ-rớt
- D. Công-xoóc-xi-om và Công-lô-mê-rat
Câu 18: Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến gì của chủ nghĩa tư bản
- A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh
- B. Sự hình thành chủ nghĩa thực dân
-
C. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
- D. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Câu 19: Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là
- A. Công nhân, nông dân
-
B. Công nhân, nông dân, binh lính
- C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản
- D. Công nhân, nông dân, tư sản
Câu 20: Sự kiện nào sau đây được xem là “Ngày chủ nhật đẫm máu”?
- A. Cuộc tổng bãi công của nhân dân Mat-xcơ-va (1905) bị đàn áp
- B. Phong trào cách mạng của nông dân và binh lính (1905) bị đàn áp
- C. Các cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng (1904) bị đàn áp
-
D. Công nhân Pê-téc-bua kéo đến Cung điện mùa đông (9/1/1905) đưa yêu sách nhưng bị đàn áp