Câu 1: Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ
- A. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
- B. Nam Định đến Thanh Hóa.
-
C. Thanh Hóa tới Nghệ An.
- D. Ninh Bình đến đèo Hải Vân.
Câu 2: Nghĩa quân giải phóng một vùng rộng từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân trong vòng mấy tháng?
- A. 7 tháng
-
B. 11 tháng
- C. 10 tháng
- D. 3 tháng
Câu 3: Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở
- A. Rạch Gầm - Xoài Mút.
- B. Ngọc Hồi - Đống Đa.
- C. Tốt Động - Chúc Động.
-
D. Chi Lăng - Xương Giang.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
- A. Đất nước thanh bình, thịnh trị.
-
B. Diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì.
- C. Các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
- D. Đời sống nhân dân ấm no, yên bình.
Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
- A. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
-
B. Nhà Trần bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa.
- C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
- D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.
Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
- A. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.
- B. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
- C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
-
D. Nhà Trần bất lực trước các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?
-
A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt.
- B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.
- C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.
- D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.
Câu 8: Đầu năm 1076, hàng chục vạn quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt. Trên đường tiến quân về Thăng Long, quân Tống đã bị chặn lại ở
- A. thành Đa Bang.
- B. cửa sông Bạch Đằng.
-
C. bờ bắc sông Như Nguyệt.
- D. thành Tây Đô.
Câu 9: Năm 1075, Lý Thường Kiệt lãnh đạo quân dân nhà Lý tiến đánh sang đất Tống nhằm mục đích gì?
- A. Xâm chiếm đất đai để mở rộng lãnh thổ Đại Việt.
-
B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và vũ khí của nhà Tống.
- C. Buộc nhà Tống phải thần phục và cống nạp cho Đại Việt.
- D. Đòi lại phần đất mà trước kia nhà Tống chiếm giữ.
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?
- A. Tranh thủ thời gian để tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.
-
B. Cầu hòa vì thiếu tướng tài và tinh thần chiến dấu của binh sĩ sa sút.
- C. Cầu hòa vì thiếu lương thực nên lực chiến dấu của binh sĩ sa sút.
- D. Tranh thủ thời gian để tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.
Câu 11: Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương
- A. đưa quân ra Bắc, chiếm Đông Quan, sau đó giải phóng các vùng còn lại.
- B. giải phóng Tây Đô (Thanh Hóa) rồi sau đó đánh chiếm vào Nghệ An.
- C. cố thủ tại vùng núi Chí Linh, chờ cơ hội giặc Minh sơ hở để phản công.
-
D. chuyển địa bàn hoạt động, tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.
Câu 12: Từ tháng 9/1426, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chuyển sang giai đoạn nào?
-
A. Phản công quân Minh.
- B. Cố thủ, chờ viện binh.
- C. Xây dựng lực lượng.
- D. Tạm hòa với quân Minh.
Câu 13: Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn chuyển hướng vào phía nam, đánh chiếm Nghệ An, vì
- A. quân Minh không bố trí lực lượng chiếm giữ tại Nghệ An.
- B. Nghệ An là vùng đồng bằng rộng lớn, dân cư thưa thớt.
- C. quân Minh đã rút toàn bộ quân từ Nghệ An về Thanh Hóa.
-
D. Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông.
Câu 14: Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn có điểm giống nhau trong cách đánh quân Minh?
- A. Chủ động vây hãm thành trì và tiêu diệt viện binh của quân Minh.
- B. Tấn công trực diện vào các căn cứ, doanh trại của quân Minh.
- C. Vờ hòa hoãn, lợi dụng quân Minh sơ hở để phản công.
-
D. Bố trí mai phục, tấn công khi quân Minh rơi vào trận địa.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
- A. Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
- B. Vua, quan lại sa vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm việc triều chính.
- C. Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược Đại Việt.
-
D. Đại Việt và Chăm-pa duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, tốt đẹp
Câu 16: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống vào năm 1076?
- A. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.
- B. Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.
- C. Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.
-
D. Đòi lại những vùng đất mà trước kia đã bị Đại Việt chiếm giữ.
Câu 17: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
- A. Nghĩa quân có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
- B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm.
-
C. Quân Minh gặp khó khăn trong nước, phải tạm dừng chiến tranh.
- D. Biết dựa vào dân để phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khách quan đặt ra cho nhà nước Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
-
A. Duy trì các chính sách cai trị cũ để ổn định đất nước.
- B. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- C. Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc Trần.
- D. Xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
Câu 19: Cuối thế kỉ XIV, Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu khách quan cho nhà nước Đại Việt là phải:
- A. giải quyết khủng hoảng chính trị
- B. thủ tiêu những tàn dư của quý tộc nhà Trần
-
C. giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
- D. củng cố đất nước về mặt kinh tế, giải quyết khủng hoảng chính trị, thủ tiêu những tàn dư của quý tộc nhà Trần.
Câu 20: Một trong những chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly là
- A. ban hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.
- B. phát hành tiền đồng “Thái Bình hưng bảo”.
-
C. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.
- D. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền xu.