Câu 1: Đến năm 1940, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bao gồm bao nhiêu nước cộng hòa?
- A. 11 nước.
-
B. 15 nước.
- C. 4 nước.
- D. 10 nước.
Câu 2: Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
-
A. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
- B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.
- C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.
- D. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với Liên Xô?
- A. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.
-
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
- C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
- D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 4: Ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết là gì?
- A. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
- B. Mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.
- C. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
-
D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Câu 5: Điểm tương đồng giữa Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp là gì?
- A. Giai cấp tư sản độc quyền lãnh đạo cách mạng.
-
B. Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- C. Sau cách mạng, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
- D. Sử dụng tôn giáo cải cách làm “ngọn cờ” tập hợp lực lượng.
Câu 6: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đã đạt được kết quả nào sau đây?
- A. Lật đổ sự thống trị của thực dân phương Tây, giành độc lập dân tộc.
-
B. Bảo vệ độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của thực dân phương Tây.
- C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
Câu 7: Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?
- A. Lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc.
- B. Bảo vệ độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của thực dân phương Tây.
- C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
-
D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
Câu 8: Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?
-
A. Lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc.
- B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
- C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- D. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ; thống nhất lãnh thổ, thị trường dân tộc.
Câu 9: Động lực của các cuộc cách mạng tư sản bao gồm
- A. giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa.
-
B. lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
- C. quý tộc phong kiến và tăng lữ Giáo hội.
- D. quần chúng nhân dân và quý tộc phong kiến.
Câu 10: Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
- A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.
-
B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
- D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
- A. Chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
-
D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 12: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước tư bản, sự tập trung sản xuất và tập trung nguồn vốn lớn đã dẫn đến sự xuất hiện của các
- A. thương hội.
- B. phường hội.
- C. công trường thủ công.
-
D. tổ chức độc quyền.
Câu 13: Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền vào thời gian nào?
- A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.
- B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
-
C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.
Câu 14: Nửa sau thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở
-
A. Hà Lan và Anh.
- B. I-ta-lia-a và Đức.
- C. Anh và Bắc Mĩ.
- D. Pháp và Bắc Mĩ.
Câu 15: Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã
- A. được xác lập ở châu Âu và khu vực Bắc Mỹ.
- B. được xác lập ở các quốc gia: Pháp, Đức, I-ta-li-a,…
-
C. mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.
- D. suy yếu và bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng.
Câu 16: Cuộc cách mạng tư sản nào đã đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu?
- A. Nội chiến ở Anh (thế kỉ XVII).
- B. Đại cách mạng Pháp (thế kỉ XVIII).
- C. Đấu tranh thống nhất nước Đức (thế kỉ XIX).
-
D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII).
Câu 17: Một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) là
- A. Ô. Crôm-oen.
- B. G. Oa-sinh-tơn.
-
C. M. Rô-be-spie.
- D. V.I. Lê-nin.
Câu 18: Cuộc Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 đặt dưới sự lãnh đạo của
- A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- B. giai cấp tư sản và chủ nô.
- C. giai cấp tư sản.
-
D. giai cấp vô sản.
Câu 19: Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII)?
- A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.
-
B. giai cấp tư sản và chủ nô.
- C. giai cấp tư sản.
- D. giai cấp vô sản.
Câu 20: “Xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật” - đó là mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản trên lĩnh vực
- A. kinh tế.
-
B. chính trị.
- C. văn hóa.
- D. giáo dục.