ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) (PHẦN 2)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
- A. Đất nước thanh bình, thịnh trị.
- B. Đời sống nhân dân ấm no, yên bình.
-
C. Diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì.
- D. Các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
Câu 2: Từ sau cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông, hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp thời Lê sơ là:
- A. Tiến cử
- B. Bảo cử
- C. Nhiệm cử
-
D. Khoa cử
Câu 3: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội?
- A. Nội các.
-
B. Cơ mật viện.
- C. Đô sát viện.
- D. Thái y viện.
Câu 4: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Đô ty là cơ quan chuyên trách về
- A. dân sự.
- B. tư pháp.
- C. kinh tế.
-
D. quân sự.
Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
- A. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
- B. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
- C. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.
-
D. Nhà Trần bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa.
Câu 6: Sau cải cách của vua Minh Mạng, hệ thống hành chính của Đại Nam được phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm:
- A. đạo thừa tuyên → phủ → châu/ huyện → xã.
-
B. tỉnh → phủ → huyện/châu → tổng → xã.
- C. xã → tổng → châu/ huyện → phủ → tỉnh.
- D. phủ → tỉnh → huyện/ châu → hương → xã.
Câu 7: Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật nào?
- A. Luật Gia Long.
- B. Hình thư.
- C. Hoàng triều luật lệ.
-
D. Quốc triều hình luật.
Câu 8: Vùng Hưng Hoá ở thời vua Lê Thánh Tông nay là:
- A. Vùng xung quanh kinh thành Thăng Long
- B. Vùng trước kia gọi là Thuận Hoá
-
C. Vùng Tây Bắc
- D. Vùng Đông Bắc
Câu 9: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?
- A. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
- B. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.
-
C. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
- D. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
Câu 10: “Cho ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng, gọi là Thông bảo hội sao” là cải cách của vị vua nào?
- A. Nguyễn Hoàng
- B. Minh Mạng
-
C. Hồ Quý Ly
- D. Lê Thánh Tông
Câu 11: Sau cải cách của vua Minh Mạng, hai cơ quan tham mưu và tư vấn tối cao của hoàng đế về hành chính, chính trị và an ninh, quân sự là:
- A. Văn thư phòng và Bộ Quân cơ
-
B. Nội các và Cơ mật viện
- C. Phòng tham mưu và Cơ mật viện
- D. Ban tham mưu và Lục bộ
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về cải cách của vua Lê Thánh Tông?
- A. Vua Lê Thánh Tông có lệnh dụ các quan địa phương "Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo. Hai điều đó là việc cần kíp của chính sự, là chức trách của các quan nuôi giữ dân”
- B. Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích
- C. Việc canh nông được khuyến khích
-
D. Thể lệ thuế khoá (thuế đinh, thuế ruộng, thuế đất bãi trồng dâu) được nhà nước quy định theo quy mô sản xuất và doanh thu của mỗi hộ gia đình hoặc hộ kinh doanh
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm
- B. Chính sách hạn điền, hạn nô đã làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trần, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền
- C. Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc
-
D. Những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đều đi trước thời đại và mang tính dân chủ cao nên đạt được nhiều kết quả tốt
Câu 14: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty là:
-
A. Đô ty; Thừa ty và Hiến ty
- B. Pháp ty, Hiến ty và Thừa ty
- C. Pháp ty; Đô ty và Hiến ty
- D. Thừa ty; Đô ty và Pháp ty
Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
- A. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”
- B. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn
-
C. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra
- D. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng
Câu 16: Đâu không phải cải cách về quân sự của triều Hồ?
- A. Hồ Quý Ly và triều Hồ đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quân đội chính quy và phòng thủ ở những nơi hiểm yếu
-
B. Triều Hồ bỏ rất nhiều tiền mua các loại chiến thuyền, xe tăng, súng đạn hiện đại của phương Tây, đồng thời cũng nghiên cứu chế tạo
- C. Triều Hồ cho xây dựng nhiều thành lũy kiên cố như Tây Đô (Thanh Hoá), Đa Bang (Hà Nội),...
- D. Triều Hồ cho biên hết vào sổ các nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên. Khi làm xong, số lượng binh lính trong quân đội tăng lên nhiều lần
Câu 17: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là
- A. bảo vệ những người yếu thế trong xã hội (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật,…).
- B.xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc tuổi còn nhỏ.
- C. gia tăng hình phạt đối với người phạm tội là trẻ nhỏ hoặc người tàn tật.
- D. đề cao tuyệt đối địa vị của nam giới, phụ nữ không có quyền lợi gì.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
- A. Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
- B. Vua, quan lại sa vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm việc triều chính.
- C. Đại Việt và Chăm-pa duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, tốt đẹp.
- D. Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược Đại Việt.
Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về cải cách của vua Lê Thánh Tông?
- A. Ở các địa phương, đặt các chức Tổng binh, Đô ty quản lí, đổi chức xã quan thành xã trưởng
-
B. Lê Thánh Tông ban hành luật quốc tính (ban họ vua), quý tộc tôn thất được phép lập phủ đệ và quân đội riêng
- C. Trong thiết chế quân chủ thời Lê sơ, nhà vua trực tiếp điều khiển triều đình, chức Tể tướng và một số chức danh đại thần khác bị bãi bỏ
- D. Vua Lê Thánh Tông tổ chức tuyển chọn bộ máy quan lại ở trung ương qua chế độ khoa cử Nho học nhằm hạn chế phe cánh và sự thao túng quyền lực của các công thần
Câu 20: Câu nào sau đây là đúng?
-
A. Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, cai quản đất nước rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam
- B. Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, đất nước rộng lớn, kéo dài từ vùng núi Bắc Bộ đến đồng bằng Đông Nam Bộ hiện nay, nhưng quyền lực thực tế chỉ có ở vùng miền Trung, nơi triều Nguyễn đóng đô
- C. Năm 1810, triều Nguyễn được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, đất nước là một dải dài từ vùng núi phía bắc đến vùng biển phía nam
- D. Năm 1810, Nguyễn Huệ nhường ngôi cho Nguyễn Ánh, lập ra triều Nguyễn, đóng đô ở Gia Định
Câu 21: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?
- A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối
- B. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất
- C. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ
-
D. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành
Câu 22: Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành:
- A. 7 trấn và 4 doanh
-
B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên
- C. 4 doanh và 23 trấn
- D. 13 đạo thừa tuyên
Câu 23: Cơ quan quản lí cấp tỉnh nào phụ trách đinh, điền, hộ tịch?
-
A. Bố chánh sứ ty
- B. Án sát sứ ty
- C. An phủ sứ
- D. Tri châu
Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về cải cách của Hồ Quý Ly?
- A. Hồ Quý Ly là vị vua Việt Nam đầu tiên dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hoá dân tộc.
- B. Năm 1404, nhà Hồ quy định thêm kì thi viết chữ và làm toán
-
C. Hồ Quý Ly đã soạn sách Minh đạo gồm 14 thiên (năm 1392), biên chép thiên “Đại thành Toán pháp” và dịch ra chữ Nôm đề dạy vua (năm 1395); làm sách “Tam tòng tứ đức” và bài tựa để dạy hậu phi và cung nhân (năm 1396)
- D. Những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ còn nhiều chủ quan, nóng vội, một số cải cách còn bộc lộ hạn chế, không triệt để. Việc dùng pháp luật để cưỡng chế thực hiện các mục tiêu cải cách gây mất lòng dân nên đã không tránh khỏi sự thất bại
Câu 25: Vua Minh Mạng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của:
- A. Đô sát viện và lục Tự
-
B. Đô sát viện và lục Khoa
- C. Quốc tử giám, Hàn lâm viện
- D. Hàn lâm viện và lục Tự