TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tại In-đô-nê-xi-a, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược bắt đầu từ thời gian nào?
- A. Thế kỉ XVI
-
B. Thế kỉ XVII
- C. Thế kỉ XVIII
- D. Thế kỉ XIX
Câu 2: Tại In-đô-nê-xi-a, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược được đặt dưới sự lãnh đạo của:
-
A. Vương triều Hồi giáo
- B. Quốc vương
- C. Tầng lớp tiểu tư sản
- D. Nông dân
Câu 3: Tại Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ thời gian nào?
- A. Giữa thế kỉ XV
-
B. Giữa thế kỉ XVI
- C. Giữa thế kỉ XVII
- D. Giữa thế kỉ XVIII
Câu 4: Người Anh mất bao lâu mới xâm lược được Mi-an-ma?
-
A. Sáu thập kỉ
- B. Năm thập kỉ
- C. Một thập kỉ
- D. Ba thập kỉ
Câu 5: Từ 1858-1884, tại Việt Nam diễn ra việc gì?
-
A. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- B. Cuộc kháng chiến chống thực dân Nhật
- C. Cuộc kháng chiến chống thực dân Tây Ban Nha
- D. Cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ
Câu 6: Vị vua nào của Campuchia kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863)?
- A. Hihamoni
- B. Suryavarman
- C. Sihamoni
-
D. Norodom
Câu 7: Tại Lào, hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được ký vào năm nào?
- A. 1890
- B. 1892
-
C. 1893
- D. 1895
Câu 8: Hô-xê Ri-đan là anh hùng của người nước nào?
-
A. Phi-líp-pin
- B. Cam-pu-chia
- C. Việt Nam
- D. Lào
Câu 9: Thực dân phương Tây thực hiện chính sách gì để cai trị các quốc gia tại Đông Nam Á?
- A. Quân chủ chuyên chế
- B. Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
-
C. Chia để trị
- D. A và B đều đúng
Câu 10: Có mấy nước tham gia sáng lập ASEAN?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
-
D. 5
Câu 11: Ở Philippines, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm nào và kéo dài trong bao lâu?
- A. 1470, kéo dài hơn 4 thế kỉ
- B. 1496, kéo dài gần 4 thế kỉ
-
C. 1521, kéo dài hơn 3 thế kỉ
- D. 1643, kéo dài hơn 100 năm
Câu 12: Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở:
- A. Indonesia và Malaysia
-
B. Indonesia và Philippines
- C. Malaysia và Brunei
- D. Singapore
Câu 13: Ở Việt Nam, từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại kế hoạch gì của thực dân Pháp?
- A. Đánh chậm, kiểm soát kỹ
- B. Biến Đông Dương thành tân thế giới.
-
C. Đánh nhanh, thắng nhanh
- D. Cả B và C.
Câu 14: Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ:
-
A. Brunei
- B. Singapore
- C. Myanmar
- D. Lào
Câu 15: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920, phong trào đấu trào theo ý thức hệ phong kiến dần được thay thế bằng:
- A. Phong trào theo xu hướng cộng sản
-
B. Phong trào theo xu hướng tư sản
- C. Phong trào theo xu hướng hợp tác cùng phát triển.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược Miến Điện, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với:
- A. Nhiều thiên tai và biến cố, khiến cho thực dân Anh không thu được nhiều kết quả như mong muốn.
- B. Sự tranh giành ảnh hưởng của Pháp
-
C. Cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 17: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào
- A. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920
-
B. 1920 – 1945
- C. 1945 – 1954
- D. 1954 – 1975
Câu 18: Thực dân Pháp phải mất bao nhiêu năm mới đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam?
-
A. 26 năm
- B. 27 năm
- C. 28 năm
- D. 29 năm
Câu 19: Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) kết thúc, tình hình đấu tranh của Indonesia như thế nào?
- A. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng khắp các đảo của nước này.
- B. Phong trào đấu tranh suy giảm, không còn gây được khó khăn gì thực dân nữa.
- C. Phong trào đấu tranh trở thành xung đột vũ trang của nhiều thế lực: giữa người dân Indonesia với thực dân, giữa người dân với nhau, giữa các nước thực dân với nhau.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ:
- A. Đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.
- B. Đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh chống xâm lược
- C. Đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang
-
D. Đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc