ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã:
- A. Giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 10 năm
- B. Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam
- C. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt
-
D. Giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 60 năm
Câu 2: Từ giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Đàng Trong đã có những dấu hiệu khủng hoảng. Ý nào sau đây không đúng?
- A. Do tệ mua bán quan chức nên một xã có thể lên đến 16 – 17 người thu thuế và hơn 20 xã trưởng
- B. Chế độ thuế khoá, binh dịch nặng nề làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
- C. Bộ máy quan lại các cấp cổng kềnh và tệ tham nhũng trở nên nghiêm trọng
-
D. Chúa Nguyễn Phúc Khoát nối ngôi lúc 12 tuổi, chỉ thích chơi bời múa hát... quyền hành tập trung vào tay quyền thần Nguyễn Phúc Thuần
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?
-
A. Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc, đến Nghệ An, ông tổ chức một cuộc duyệt binh lớn, tự mình cưỡi bạch mã ra trận để khích lệ quân sĩ. Tại Thanh Hoá, Quang Trung cũng dừng lại để mua thêm ngựa xích thố và thiên lí mã. Nhờ vậy, lực lượng quân Tây Sơn đã tăng lên nhanh chóng
- B. Với tư tưởng "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo", khởi nghĩa Lam Sơn không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ nhiệt tình, đoàn kết của nhân dân mà còn phân hoá được lực lượng của kẻ thù
- C. Hội thề Lũng Nhai với sự tập hợp của các anh hùng hào kiệt các nơi đã đặt cơ sở cho sự hình thành hạt nhân đầu tiên của bộ tham mưu khởi nghĩa Lam Sơn
- D. Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn là hình ảnh thu nhỏ của khối đoàn kết toàn dân, với đầy đủ thành phần, lứa tuổi như: hào trưởng (Lê Lợi), nho sĩ (Nguyễn Trãi), quý tộc (Trần Nguyên Hãn), thương nhân (Nguyễn Xí), dân nghèo (Nguyễn Chích), thủ lĩnh dân tộc thiểu số (Lê Lai),...
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?
- A. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo
-
B. Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á
- C. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á
- D. Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch
Câu 5: Năm 1858 diễn ra sự kiện gì?
-
A. Liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
- B. Vua Thiệu Trị đăng cơ, thi hành chính sách đóng cửa
- C. Triều đình nhà Nguyễn sụp đổ hoàn toàn, chính quyền thân Pháp nắm quyền điều hành nước ta
- D. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất
Câu 6: Câu thơ sau đây là của ai?
“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.”
- A. Chúa Nguyễn Hoàng
- B. Vua Lê Thái Tổ
- C. Vua Lý Thái Tông
-
D. Vua Trần Nhân Tông
Câu 7: Đây là một phần lược đồ diễn biến phong trào Tây Sơn.
Mũi tên màu tím thể hiện điều gì?
- A. Quân Tây Sơn tiến công quân xâm lược Xiêm
-
B. Quân Tây Sơn tiến công quân Trịnh
- C. Hướng xâm lược của quân Mãn Thanh
- D. Quân Tây Sơn tiến công quân xâm lược Mãn Thanh
Câu 8: Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân được đặt tại địa phương nào?
-
A. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)
- B. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
- C. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh)
- D. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng)
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về vị trí của Việt Nam?
- A. Việt Nam là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo
- B. Thuộc khu vực Đông Nam Á
-
C. Nằm ở khu vực có sự tác động lớn nhất đến rất nhiều vấn đề trên thế giới như phát triển kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu,…
- D. Thuộc khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
- A. Lịch sử chống ngoại xâm vừa thử thách, vừa tôi luyện dân tộc ta
-
B. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao giá trị và chiến tích lịch sử, để ngàn đời sau con cháu có thể lấy đó mà chê bai những dân tộc khác không có lịch sử dài lâu
- C. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước
- D. Những cuộc chiến tranh yêu nước đã tạo nên cho dân tộc ta một bản lĩnh kiên cường, một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu là: lòng yêu nước tha thiết, ý chí độc lập tự chủ mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết keo sơn, chí quật cường bất khuất, trí thông minh sáng tạo,...
Câu 11: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Tháng 10 – 1427, nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tại Chi Lăng (Lạng Sơn), Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang (Bắc Giang)
-
B. Tháng 11 – 1426, nghĩa quân giành thắng lợi ở Thanh Hoá – Nghệ An, quân Minh thất bại nặng nề. Nghĩa quân siết chặt vây hãm thành Tốt Động – Chúc Động
- C. Ngày 10 – 12 – 1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thể Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt
- D. Tháng 1 – 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng?
-
A. Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm diễn ra năm 1770 do Nguyễn Ánh chỉ huy với trận quyết chiến ở Gia Định
- B. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra năm 1789 do Nguyễn Huệ chỉ huy với trận quyết chiến ở Ngọc Hồi – Đống Đa
- C. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên diễn ra năm 1287 - 1288 do Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn chỉ huy với trận quyết chiến ở sông Bạch Đằng
- D. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên diễn ra năm 1285 do Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn chỉ huy với trận quyết chiến ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và Thăng Long
Câu 13: Cuộc khởi nghĩa của ai diễn ra vào khoảng năm 776 chống lại nhà Đường?
- A. Ngô Quyền
- B. Dương Đình Nghệ
- C. Mai Hắc Đế
-
D. Phùng Hưng
Câu 14: Đâu là diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
- A. Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành thắng lợi. Đất nước độc lập trong 3 năm trước khi quân Ngô đàn áp hoàn toàn
-
B. Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Nhà Ngô huy động một lực lượng lớn mới đàn áp được
- C. Năm 240, Bà Triệu tập hợp được những địa chủ giàu có, chiêu binh mãi mã, tạo nên một thế trận có lợi cho quân ta. Những ngày đầu Bà Triệu giành thắng lợi nhưng sau đó thì bị đàn áp nặng nề
- D. Năm 240, nhân dân tôn Bà Triệu lên làm vua, thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc Ngô. Tuy vậy, bà đã phụ sự kì vọng. Cuộc khởi nghĩa thất bại 20 năm sau
Câu 15: Năm 1279, nhà Nguyên đã chiếm được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và ráo riết chuẩn bị lực lượng để xâm lược Đại Việt. Trước tình hình đó, nhà Trần đã
-
A. triệu tập hội nghị Bình Than và Diên Hồng để bàn kế sách đánh giặc.
- B. chủ động xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để chặn giặc.
- C. cho quân tấn công sang đất nhà Nguyên để chặn trước thế mạnh của giặc.
- D. xây dựng nhiều thành lũy kiên cố, như: thành Đa Bang, thành Tây Đô,…
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh phi nghĩa
- B. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), triều Lý đã thực hiện kế sách “tiên phát chế nhân”, chủ động tập kích vào các căn cứ Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu (Trung Quốc) nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Tống
- C. Trong quá trình xâm lược, quân giặc còn gặp một số khó khăn như đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên của Đại Việt,...
-
D. Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật “đánh chậm, kiểm soát kĩ” một cách thuần thục, qua đó giam hãm quân Thanh trong một thời gian dài, khiến chúng phải đầu hàng trong khi bên ta không mất quá nhiều binh sĩ và tài nguyên
Câu 17: Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do:
- A. Có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi
-
B. Quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm
- C. Quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý
- D. Quân Tống liên tiếp thất bại nên chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê
Câu 18: Chiến thắng nào đã kết thúc hoàn toàn hơn 1.000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc?
- A. Cuộc nổi dậy năm 931 do Khúc Thừa Dụ lãnh đạo
-
B. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo
- C. Trận chiến chống quân Tống xâm lược năm 1077 do Lý Thường Kiệt lãnh đạo
- D. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo
Câu 19: Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?
- A. Dùng thủy chiến, tấn công trên biển.
- B. Vừa đánh vừa đàm phán ngoại giao.
- C. Đóng cọc gỗ trên sông để phục kích quân địch.
-
D. Dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?
- A. Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản.
- B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
-
C. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với Đại Việt.
- D. Đập tan tham vọng xâm lược của quân Mông - Nguyên.
Câu 21: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc đã:
- A. Lên ngôi vua, đặt tên nước là Vạn Xuân
- B. Duy trì chính sách cai trị của nhà Hán
-
C. Xưng vương, đóng đô ở Mê Linh
- D. Lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Cổ Loa
Câu 22: Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ
- A. Nam Định đến Thanh Hóa.
- B. Thanh Hóa tới Nghệ An.
- C. Nghệ An đến đèo Hải Vân.
-
D. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?
- A. Tranh thủ thời gian để tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.
- B. Tranh thủ thời gian để tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.
-
C. Cầu hòa vì thiếu tướng tài và tinh thần chiến dấu của binh sĩ sa sút.
- D. Tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng và sức mạnh của nghĩa quân.
Câu 24: Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc dù thắng lợi hay thất bại đều để lại những bài học lịch sử sâu sắc và giữ nguyên giá trị đến ngày nay. Đâu không phải một trong những bài học đó?
-
A. Bài học về ngoại giao và phát triển kinh tế
- B. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
- C. Bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm và mưu trí, phong phú và độc đáo
- D. Bài học về xây dựng lực lượng
Câu 25: Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than khi quân Minh chiếm đóng, Lê Lợi – một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã:
- A. Chọn giải pháp đưa tiền cho quân Minh để đổi lại một cuộc sống yên bình
- B. Đứng về phe của quân Minh để chống lại quân ta, đóng góp tiền của cho quân Minh và hỗ trợ chúng trong việc xâm chiếm, bọc lột nước ta
-
C. Dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa
- D. Hô hào dân chúng đứng lên đấu tranh, kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước láng giềng như Lang Xang, Chân Lạp, các dân tộc cũng không quy phục nhà Minh, thậm chí có cả lực lượng của người phương Tây